Hội trà đá 8

Hopeless
Hopeless

Posted on

Thiếu điện do lãnh đạo hay do dân?

Tính riêng miền Bắc (do các miền khác vẫn chưa thấy cắt điện)
Nhu cầu sử dụng có thể lên đến 24000 MW

1. Tổng công suất phụ tải lúc đỉnh điểm dự kiến thiếu đến 6100 MW
Image description

2. Tổng công suất khả dụng của điện tái tạo đã sẵn sàng hòa lưới là 780MW còn ko đủ bù điện cho riêng miền Bắc. Ước tính khoảng 3,25% nhu cầu tiêu thụ lúc cao điểm nắng nóng và 4.36% công suất khả dụng hiện tại.
Nếu 52/85 dự án điện tái tạo đã nộp hồ sơ đc hòa lưới thì sẽ có thêm khoảng 3.552 MW chiếm khoảng 14.8% nhu cầu tiêu thụ lúc cao điểm nắng nóng và 19.84% công suất khả dụng hiện tại. Nhưng vấn đề lắm anh cầm đèn chạy trước ô tô, chưa đủ pháp lý, thậm chí còn làm sai pháp lý. Thì đợi duyệt còn khướt. Mà kể cả mấy anh điện tái tạo có đc duyệt cấp điện thì vẫn thiếu. Vì người ta thiếu tận 6100 mà hiện tổng công suất của a chỉ tầm 3552. Sao đủ đc.

Trước mắt dù có duyệt cho điện tái tạo chạy full tải thì cũng chả bõ dính răng.
Image description

*3. * Công suất không huy động được từ thủy điện Hòa Bình khoảng 5.000 MW và có thể tăng lên 7.000 MW khi hồ thủy điện Hòa Bình về mực nước chết.
Về cơ bản do thiên tai hạn hán thiếu nước nên thủy điện bị hụt khoảng 10000 MW. Thủy điện cấp được 3110 MW tương đương gần 12.96% nhu cầu tiêu thụ lúc cao điểm nắng nóng và 17.37% công suất khả dụng hiện tại.
Nhiệt điện do chạy full tải thời gian dài nên bị sự cố chỉ cung ứng đc 11934 MW. Gần 49.73% mức tiêu thụ lúc cao điểm nắng nóng (24000) và gần 66.67% công suất khả dụng hiện tại. Tổng Thủy điện và nhiệt điện đã cung cấp đc 62.69% lúc cao điểm nắng nóng và 84.04% công suất khả dụng hiện tại dù đang thiếu nước và quá tải.

Nếu thủy điện có nước thì chỉ cần thủy điện và nhiệt điện là đủ cấp điện. Nhiệt điện cũng không phải chạy quá tải.

Image description

** 4. Như vậy có thể tạm kết luận thiếu điện là do thiên tai (thủy điện thiếu nước). **
Chả phải anh nhiệt điện và thủy điện kèn cựa gì a điện tái tạo mà ko cho anh hòa lưới, vì anh nào đủ điều kiện cũng đã đc duyệt hòa lưới rồi nhưng chả bõ dính răng.

Rồi đến đây a Thai sẽ đặt câu hỏi, vì sao "Chính phủ có chức năng cơ bản là thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất cả các nguồn lực của quốc gia" mà vẫn để thiếu điện, ko có giải pháp dự phòng thiên tai?
Vì sao nhỉ?
Có lẽ là vì đất nước mình còn nghèo, vừa trải qua 2 cuộc chiến tranh...
Còn ai có ý kiến khác trả lời em cái.

Nguồn:
https://vnexpress.net/bo-cong-thuong-mien-bac-nguy-co-thieu-dien-hau-het-gio-trong-ngay-4614828.html
https://danviet.vn/thu-truong-bo-cong-thuong-duong-day-truyen-tai-dien-bac-nam-hoan-toan-du-cho-dien-tai-tao-20230529083245288.htm

Top comments (3)

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

đang thấy quan điểm của ông Bái đang "hơi hiểu lầm" về chính sách đa dạng cơ cấu nguồn phát khi nhìn vào cái tầm nhìn 2050. Một khoảng thời gian dài như thế công nghệ thay đổi, chính sách còn hiệu chỉnh khi đối mặt với thực tế thì vin vào để mà căng thẳng chẳng để làm gì. Với lại điện gió, điện mặt trời đầu tư rộng lớn để nâng công suất phát toàn hệ thống lên là chuyện dĩ nhiên. Đắt đỏ đầu tư thì đúng là con số thôi thật, từ xưa xây thuỷ điện cũng tốn bỏ xừ biết bao giờ mới trả được nợ??

Collapse
 
hopeless profile image
Hopeless

Đa dạng hoá nguồn điện là đúng. Nhưng em vẫn giữ quan điểm nâng công suất phát điện nhưng vẫn giữ tỉ lệ hợp lý. 2030 2x% thì ok. 2050 vẫn 2x% chả làm sao cả. Tăng đều tất cả các nguồn vẫn đc cơ mà. Có chăng giảm điện than thì phải thay bằng điện khác, kể cả bằng hạt nhân, bằng nguồn phát nào khác ổn định để cân tải cho năng lượng tái tạo thôi. Đến lúc cũng phải chấp nhận trả tiền điện giá cao để phát triển kinh tế.

Collapse
 
dothanhlam profile image
Do Aslan Thanh Lam

do định mệnh thôi. Điện gió hay NLTT bảo vệ môi trường mà

Image description