- Thật sự mà nói, nước ta chưa hề có thành phố đúng nghĩa. Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… chỉ là các thị trấn khổng lồ. Nếu muốn xem một thành phố thật sự, mình có thể đến Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật, Hàn, Úc,.. Nhưng xin visa rất khó, vậy phải làm sao? Hãy đi Singapore. Singapore là quốc gia phát triển DUY NHẤT miễn visa du lịch cho người Việt. Mỗi chúng ta đều nên đến đây 1 vài lần để thấy cách quy hoạch đô thị, văn minh đô thị. Phải tận mắt quan sát, mới có thể về nước, tự mình điều chỉnh hành vi của mình. Đi mới thấy nhà ống lô nhô, phân lô bán nền, hẻm nhỏ ngõ nhỏ, xe máy, chen ngang, bóp còi, nói to nơi công cộng, bán buôn vỉa hè, tiểu ngoài đường, khạc nhổ, xả rác xuống đất, xuống sông, giành vô thang máy, không xếp hàng nơi công cộng, không chịu đi bộ, chụp hình người khác mà không xin phép, vô quán cà phê nhìn người này người kia soi mói, quan tâm đời tư người khác, va chạm nhau thì giận dữ la hét đánh đấm…là lối sống chưa văn minh. Dân các nước khác phải phỏng vấn hoặc bay rất lâu để được 1 lần đặt chân lên Singapore, mình có đặc lợi là công dân Việt Nam, họ cho qua dưới 1 tháng du lịch không cần visa. Biết tiếng Anh thì tự đi. Hem biết thì mua tua. Hạ tầng của Mỹ, châu Âu…cũng hem có hiện đại bằng Singapore và Thượng Hải. Phần lớn người Singapore đi lại bằng phương tiện công cộng. Mọi con đường dù to dù nhỏ, lane trong cùng, sát vỉa hè là lane của xe buýt, có ghi chữ BUS ONLY. Xe buýt hưởng mọi đặc quyền ưu tiên là dấu hiệu nhận biết một thành phố. Khi bạn muốn trở thành cư dân đô thị, bạn phải nắm bản đồ, thời gian biểu của các tuyến xe buýt, tàu điện. Thâm Quyến, Hongkong, Bắc Kinh, Quảng Châu, Seoul, Tokyo, Dubai....là những thành phố đúng nghĩa, họ đều phải ưu tiên PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN CÔNG CỘNG, nếu không thì chỉ là thị trấn lớn. Nhiều thành phố trên thế giới đã sang Singapore, đi lang thang mọi ngóc ngách, chụp hình, làm báo cáo để trở về quy hoạch cho thành phố của họ.
- Dân Đài Bắc có khẩu hiệu “hãy nhanh nhẹn như người Singapore”. Năng suất lao động chính là 1 trong những chìa khóa đưa quốc gia này trở nên thịnh vượng. Công sở ở Singapore mở từ 9-10h sáng đến khuya, ai hết việc mới về. Ở Marina Bay, nhìn vào các cao ốc, bạn sẽ thấy nhiều VP sáng đèn cả đêm. Đừng ngạc nhiên nếu bạn bè hẹn mình cà phê hay uống bia lúc 11h tối, giờ đó nó mới xong việc. Lương lao động phổ thông/sinh viên làm thêm được trả theo giờ, ví dụ 8-12SGD/h nếu bưng phở. Ở Sing, làm gì cũng phải thiệt nhanh, bưng ra xong chạy vô bưng tô khác liền, bưng chậm quá sẽ bị chủ xô té ngã dập mặt vô tô phở. Lúc không có khách, nhân viên phải nhìn ngó khắp, lau chùi từng mm bàn ghế, kính, toilet, …TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC NGỒI mà không làm gì hoặc ôm ĐT. Nếu mặt mũi nhăn nhó cau có, không nói không cười thì cũng bị chủ đuổi. Cuối ngày nó kêu mình lại trả tiền rồi nói “you are very good but not suitable in here lah”. Người về hưu ở Singapore cũng đi làm, đừng ngạc nhiên khi thấy toàn người già làm nghề quét dọn. Một số người già vì mưu sinh, một số khác thì làm cho vui, giúp thành phố họ thêm sạch sẽ. Nhân viên ở các công sở nếu mò cả buổi chưa xong cái báo cáo sẽ bị sếp xô té dập mặt vào màn hình máy tính. Sếp giao việc sẽ không bao giờ có câu “làm sớm nha em”. Sớm là bao lâu, nói ngây ngô vậy thì nhân viên nó khinh cho. Giao việc, họ giao luôn deadline (mốc) để hoàn thành. Ví dụ “các cửa hàng bán Smartphone ở Orchard Road, 3h45 chiều thứ 6 nộp”. Rồi hết, không nói tiếng nào nữa. Nhân viên tự triển khai. Tự hiểu là báo cáo sẽ có đầy đủ tên cửa hàng, chủ cửa hàng, giờ mở cửa đóng cửa, doanh số trung bình, đang bán loại ĐT gì, giá cả, nguồn hàng, khả năng hợp tác với hãng mình…chứ không có chuyện đứng ẹo 1 bên hỏi “thưa sếp báo cáo gồm những cái gì ạ”. Nếu mình hỏi như vậy, sẽ bị quánh giá là “thiếu i-ốt”. Sếp đang cầm ly cà phê trên tay, nghe mình hỏi mấy câu “ngu dưới mức bình thường này” sẽ tạt thẳng ly cà phê vào mặt cho chừa cái thói ít động não. Làm thế nào có được thông tin cho báo cáo đó thì tự suy nghĩ, nghĩ không ra thì qua Mỹ làm, nhé. Phải soáng tộ. Không có chuyện 1 tuần trôi qua mà không có thành tựu. Báo cáo cuối tuần mà đứa nào ghi “xin báo cáo là tuần này, em không có gì mới, mọi thứ y chang tuần trước” thì bye em. Nhân viên thực tập hoặc thử việc, mặt mũi phải lanh lợi tươi cười, tay chân phải hoạt bát, vừa đi vừa chạy mới được giữ lại. Ngày xưa, sinh viên quốc tế được cho vay vốn, ở lại làm 3 năm trả nợ. Tuy nhiên, gần đây nhiều bạn vẫn cứ nợ hoài vì không ai nhận do chậm chạp lề mề, nên chương trình cũng dẹp. Hãy nhìn người quét dọn ở sân bay Changi, họ vừa đi vừa chạy, liếc nhìn chỗ nào bẩn là lao tới hút bụi hay nhặt rác lên liền, không hề tò mò tiểu nông nhìn người khác. Ông lái xe buýt hop-on hop-off thì đeo headphone trên đầu, 2 tay cầm vô lăng , miệng thuyết minh cho khách, không cần hướng dẫn viên du lịch. Cả đất nước vừa đi vừa chạy từ mờ sáng đến tối khuya. Nên dù chỉ có 5.5 triệu dân, nhưng họ đã làm ra tài sản gần 400 tỷ đô, (mình 99 triệu dân và tài sản chỉ có 360 tỷ, số liệu World Bank 2021). Do vậy, mình qua Singapore bây giờ mình chơi, thì coi như mình sống thọ tới mấy trăm tuổi. Singapore bây giờ chính là Việt Nam năm 2100, vì mình đi sau, thu nhập bình quân hiện giờ đang bằng nước bạn mấy chục năm trước. Sẽ tới lúc tươi đẹp như Singapore. Chỉ là người dân chậm quá, làm việc tốc độ chút nữa thì hay. Các nước nghèo như Bangladesh, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào....đều tốc độ làm việc rất chậm. Người Israel, Dubai, UAE, Qatar, Hàn, Trung Quốc đại lục, Đài, Hongkong,...tuy không tốc độ bằng người Singapore nhưng cũng rất nhanh so với phần còn lại của châu Á. P.S: Chi tiết xô dập mặt vô tô phở hay tạt ly cà phê là hư cấu cho dễ nhớ chứ người ta không rảnh mà xô hay tạt đâu, mình chậm là họ cám ơn rồi mời đi liền à. Họ thậm chí không bực mình hay tranh cãi, ngoài đường lẫn trên mạng, vì thấy tốn thời gian. Họ quý từng phút làm việc để kiếm tiền và khẳng định mình. Đi đi, thay đồ lên đường nào các bạn. Du học, du lịch, du ngoạn, du hành, du gì cũng được, miễn có chữ du (trừ du đãng, du côn hẻm dễ thương). nguồn: facebook Ăn Trưa cùng Tony
For further actions, you may consider blocking this person and/or reporting abuse
Top comments (0)