Hội trà đá 8

Cover image for Mặt đen tối trong giáo dục Nhật Bản
Polka-dot man
Polka-dot man

Posted on • Originally published at spiderum.com

Mặt đen tối trong giáo dục Nhật Bản

Lời dẫn: Ở Việt Nam, đất nước Nhật Bản được nhìn đến với ánh mắt ngưỡng mộ, ngưỡng mộ vì đó là quốc gia giàu có hàng bậc nhất châu Á, ngưỡng mộ vì tính kỷ luật, sự nghiêm túc trong công việc của người Nhật, đất nước Nhật còn được biết đến rộng rãi qua các lễ hội Hoa Anh Đào hay nền công nghiệp phim khiêu dâm. Nhật Bản cũng là quốc gia tài trợ vốn phát triển xã hội cho Việt Nam, điều đó càng làm đẹp thêm hình ảnh đảo quốc này trong mắt người Việt.

Nhưng xét trên bình diện quốc tế, Nhật Bản là một quốc gia đang thất bại. Họ đã có 2 thập kỷ bị mất, từ những năm 1990, sau khi bong bóng bất động sản vỡ tung và khiến nền kinh tế bất động hoàn toàn, đến tận bây giờ vẫn chỉ mới hồi phục chút ít. Về mặt công nghệ, Sony đã không còn cạnh tranh nổi với Samsung và chỉ còn là cái bóng mờ, các công ty công nghệ như Sharp, Hitachi đều đã đi xuống và bị các đối thủ từ Hàn Quốc và Đài Loan đánh bại. Xã hội trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ Nhật bị chèn ép, không tham gia vào thị trường lao động, tình trạng tấn công tình dục nữ sinh là vô cùng phổ biến _(như trong bài viết sau). _

_Bài viết này là lời chia sẻ của một học sinh Nhật Bản trên Quora về những năm tháng đen tối khi đi học. _

_Bài chia sẻ của Kotaro Hanawa, từng sống ở Nhật Bản 14 năm. _

Với tư cách là một học sinh đã từng trải qua nền giáo dục này, tôi muốn chia sẻ với các bạn một bộ mặt đen tối của nền giáo dục ở Nhật Bản.

Mặt đen tối đó có thể nhìn thấy qua số liệu thống kê sau:


Tỷ lệ người tự tử ở độ tuổi 15-24, số liệu từ WHO

Đây là số liệu về tỷ lệ tử tự ở người độ tuổi 15 đến 24. Đường màu xanh là chỉ Nhật Bản, còn màu đỏ là Hàn Quốc, tiếp đó là Hoa Kỳ (xanh lá cây), Anh Quốc (tím), Đức (màu ngọc lam), Pháp (màu cam), và Thụy Điển (màu tím).

Nhật Bản có tỷ lệ người tự tử cao nhất trên thế giới và thứ duy nhất có thể được coi là thủ phạm cho điều này chính là nền giáo dục của quốc gia này.

Điều đầu tiên một học sinh làm khi bước vào trường trung học cơ sở là tham gia vào quá trình tự chỉ trích bản thân. Học sinh bị tước đi lòng tự trọng và cái tôi của mình bởi những điều lệ vô cùng nghiêm ngặt đặt ra cho họ và những nhiệm vụ đơn giản. Bằng cách này, người ta có thể ngăn trẻ vị thành niên trở nên nổi loạn. Các luật lệ nghiêm ngặt này không chỉ được áp dụng ở trường mà còn áp dụng vào cả cuộc sống thường ngày của học sinh.

Những luật lệ mà tôi đã trải qua là:

  • Không được phép hẹn hò.

  • Không được tham gia các hoạt động tình nguyện nếu không được hiệu trưởng trường đồng ý.

  • *Không được đi làm thêm * trừ khi do hoàn cảnh tài chính gia đình bắt buộc học sinh phải làm vậy. Trong trường hợp đó, học sinh phải nộp một đơn xin phép viết tay từ cả cha lẫn mẹ mình, từ giáo viên chủ nhiệm và sau đó là sự cho phép của thầy hiệu trưởng, hợp đồng lao động cũng phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi được thông qua.

  • Không học sinh nào được phép tiếp xúc với bạn khác giới ngoài những hoạt động liên quan đến hoạt động học tập như là gặp ở trung tâm dạy thêm (gọi là Jukus), khi tham gia hoạt động ngoại khóa và khi thi (tôi đã đi học ở một trường nam sinh).

  • *Không được phép đi chơi xa * nếu không được sự cho phép của trường. Khi được đồng ý, học sinh chỉ được đi __theo đúng thời gian biểu do trường sắp đặt.

  • Không được ăn ở nơi công cộng (hiểu là bên ngoài quán ăn) ngay cả khi học sinh đã ở bên ngoài trường.

  • Đường đến trường của học sinh phải được thông báo cho trường và khi đã thông báo rồi thì học sinh chỉ được phép đi theo đúng đường đó để đến trường.

  • Phải mặc đồng phục đúng theo yêu cầu của trường ngay cả khi ở trong và ngoài trường.

  • Không được dùng thiết bị điện tử - Không ai được phép dùng điện thoại thông minh. Nếu học sinh cần có điện thoại di động để liên lạc với bố mẹ thì học sinh chỉ được dùng loại truyền thống trắng đen.

Đây chỉ là một trong những số ít luật lệ mà tôi còn nhớ được. Nói thật lòng là có vài luật lệ hợp lý và phần lớn luật lệ được đặt ra là để tránh học sinh vướng vào những rắc rối không cần thiết. Nhưng theo tôi thấy phần lớn luật lệ này đều chống lại sự tự do cá nhân của học sinh.

Ngoài ra, việc trừng phạt thể chất được áp dụng rất nhiều ở trường học Nhật Bản và ở nhà. Một vài học sinh bị đánh chỉ vì cà vạt của họ đeo không ngay ngắn. Tôi còn nhớ là bị cha mẹ đánh vì không giải được một bài toán. Lần đầu phạm lỗi tôi bị đánh một roi. Lần thứ hai là hai roi. Lần thứ ba là ba roi, và cứ như thế cho đến khi tôi kiệt sức vì đòn roi và cả người bầm tím. Tôi còn xem như vậy là may mắn vì trước đó một thập kỷ, học sinh còn bị đánh roi vì đưa ra câu trả lời sai, nhưng luật này sau đó đã bị cấm. Trên báo chí thường xuyên có những tin tức về một nơi nào đó ở Nhật Bản, một học sinh bị đánh phạt cho đến chết bởi giáo viên vì những lý do như "quên mang theo một vật dụng gì đó" hay "hắt xì trong một khi nghe một bài diễn văn trang trọng", vân vân. Đây là một bóng ma còn sót lại ở Nhật Bản, tàn tích của Đế quốc Nhật Bản để lại kể từ Thế Chiến Thứ Hai và vẫn còn ảnh hưởng lên xã hội này.

Hình ảnh này là cây gậy phép màu mà khi giáo viên đưa ra trước lớp học, tất cả học sinh sẽ lập tức trở nên trung thành với giáo viên đó. Và nếu bạn đưa thứ này cho một người sinh những năm 80, 90, họ sẽ nổi da gà ngay lập tức.

Thứ này được gọi là "Shinai 竹刀", nó được dùng trong môn thể thao Kendo. Tuy nhiên trong lớp học thì nó còn có một công dụng khác mà giáo viên trong lớp chắc là rất ít khi nói cho một bậc thầy Kendo biết.

Còn tôi thì sao? Tôi thật "may mắn" khi được sinh ra vào thế hệ đó. Một trong những giáo sư dạy môn Ngôn Ngữ Học của tôi là một người chơi Kendo chuyên nghiệp nhưng bậc thấp. Ông kể rằng trước đây, khi cũng học môn này, ông thầy của ông ấy có một chính sách trong lớp mình là học sinh, bất kể giới tính, nếu mà trả lời sai một câu hỏi cho bất kì câu hỏi nào thì sẽ ăn một roi Shinai. Có lẽ thật xấu hổ khi mình là một giáo sư mà lại bị ăn roi bởi một kẻ nghiệp dư, thế là ông ấy cố gắng học cực kì giỏi và cuối cùng trở thành kẻ duy nhất sống sót trong lớp học đầy roi vọt ấy. Kết quả là sau này ông ấy trở thành giáo viên môn Ngôn Ngữ Học, ôi thật là mỉa mai.

Ăn đòn như thế, con người mất đi lòng tự trọng và bắt đầu tử tự.

Nói ngắn gọn, nền giáo dục Nhật Bản là nền giáo dục biến mỗi con người thành một cỗ máy, một miếng ghép trong nền kinh tế Nhật Bản. Những đứa trẻ trước khi đi học cũng có những ước mơ, cũng mong được tham gia hoạt động tình nguyện, trở thành một nhà phát triển game, bác sĩ hay thành nhà khoa học để giải quyết vấn đề nào đó. Chức năng của hệ thống giáo dục là nghiền nát tất cả những ước mơ đó và biến một người thành một phần vô hình của đám đông. Khi quá trình đó kết thúc, học sinh lúc này đã mất hết khái niệm về bản thân mình và rồi họ bắt đầu bị bóc lột bởi các tập đoàn lớn và bởi các cơ quan chính phủ. Và đó là cách mà Nhật Bản làm để đạt được sự tăng trưởng kinh tế sau chiến tranh. Nhưng mà những ngày đó đã qua rồi.

Một vài người hỏi rằng thế sao người dân không giáo dục con tại nhà hay là tìm trường học kiểu khác (như trường quốc tế).

Câu trả lời là: những lựa chọn đó là có nhưng chỉ dành cho một nhóm nhỏ học sinh. Giáo dục tại gia là vi phạm luật ở Nhật Bản, ít nhất là tính đến hiện giờ. Còn trường học như trường quốc tế dạy bằng quốc tế hay trường nghệ thuật tự do (liberal arts) cũng có, nhưng có rất ít. Tôi chỉ biết có ba trường như thế. Ngoài ra, cha mẹ lúc nào cũng ép học sinh phải đi học thêm (cram school) sau giờ học chính trên trường và vào cuối tuần, do đó không còn thời gian để học sinh học các khóa học online như Khan Academy.

Đây là lịch học hằng tuần của tôi thời niên thiếu (trong thời kì ôn thi)

Như bạn thấy đấy, không có thời gian để chơi hay theo đuổi đam mê gì cả. Những "giờ học" (học gia sư), "học thêm" (cram school) cũng như là "ôn tập cho kì thi" (exam preparation seminars) là do những công ty lợi nhuận lập ra để luyện học sinh giúp học thi đậu. Tôi bắt đầu gia nhập lối sống này vào năm 11 tuổi, và lúc đó tôi được xem là gia nhập muộn vì thường bạn bè tôi bắt đầu từ năm 9 tuổi.

Có cả một khẩu hiệu dành cho lối sống này (dùng một cách mỉa mai)

月月火水木金金! “Hai, Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu, Sáu!”

欲しがりません 、勝つまでは!"Không được ham muốn điều gì, cho đến khi chiến thắng!”

すすめ一億火の玉だ! “Tiến lên! 100 triệu quả cầu lửa!”

Tất cả những khẩu hiệu trên được dùng thường xuyên trong Chiến Tranh Thái Bình Dương (Thế Chiến Thứ Hai), và hiện giờ được dùng để mỉa mai một xã hội nơi ai cũng làm việc quá nhiều nhưng chẳng hiệu quả là bao. Câu đầu tiên để nói về việc mọi người làm việc không ngừng nghỉ, không có cuối tuần. Câu thứ hai để nói rằng không ai được ham muốn gì hết cho đến khi đạt được chiến thắng. Trong Thế Chiến Thứ Hai, câu này nghĩa là hi sinh mọi thứ để đạt được chiến thắng trước Hoa Kỳ. Hiện nay câu này có nghĩa là hi sinh mọi thứ cho đến khi thi đậu, hoặc là cho đến khi có lợi nhuận nếu như khẩu hiệu đó được dùng trong công ty. Câu thứ ba có nghĩa là toàn dân phải sẵn sàng hi sinh mạng sống để đạt được chiến thắng. Sau chiến tranh, câu đó được dùng để nói về việc hi sinh cuộc sống của bạn vì lợi ích nền kinh tế. Đặc biệt hơn, câu thứ nhất và thứ hai được dùng rất nhiều theo nghĩa đen , chứ không phải mỉa mai, ở trường học và vài trường đại học.

Và đây là tuần tự những thứ xảy ra với trường học Nhật Bản:

  1. Thiếu kinh phí hỗ trợ của chính phủ cho trường công.

  2. Chất lượng giáo dục ở trường công giảm sút, cả về mặt an toàn của học sinh cũng như chương trình học.

  3. Trường tư xuất hiện.

  4. Cha mẹ gửi con đến trường tư để học trung học.

  5. Mức độ cạnh tranh thi đầu vào tăng lên.

  6. Những trẻ nhỏ mới 8, 9 tuổi đã phải tham gia vào việc cạnh tranh thi đầu vào.

  7. Những tổ chức lợi nhuận lập ra trung tâm dạy thêm để giúp học sinh vượt qua kì thi đầu vào.

  8. Số lượng trường tư cũng như trung tâm luyện thi tăng lên và khiến cho việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

  9. Trường học bắt đầu ráng làm mọi thứ để giúp duy trì hình ảnh của trường để giúp họ tồn tại được.

  10. Kết quả là học sinh bị hành hạ.

  11. Tỷ lệ tự tử và số người sống xa lánh xã hội tăng lên.

Như vậy đầu tiên, hệ thống giáo dục ở Nhật tước bỏ hết các quyền lợi cơ bản của trẻ em như quyền được lựa chọn và quyền được bày tỏ ý kiến bản thân, cả hai quyền vốn đều được ủng hộ bởi Tuyên ngôn về Quyền Trẻ Em năm 1959. Thường thì cha mẹ là người chọn trường cho con đi học. Mặc dù trường công thì có nhiều tự do hơn cho học sinh vì họ bị giới hạn trong việc đặt ra các luật lệ, các trường công thì lại nổi tiếng có nhiều vấn đề liên quan đến bắt nạt.

Tác giả cũng trả lời bình luận của nhiều người.

Hỏi: Nhưng chờ đã. Làm sao trường có thể biết được nếu bạn không đi theo đường đến trường mà bạn đã báo cho bạn hay ăn ngoài nơi công cộng? Ý tôi là một người có khả năng kiểm soát nhiều đến mức nào khi một học sinh không hiện diện ở đó?

*Trả lời: * Khả năng kiểm soát rất lớn. Ví dụ, giáo viên sẽ đi quanh thành phố để xem có ai không làm theo quy định không. Nghe thì có vẻ điên rồ đấy nhưng tôi đã gặp trường hợp như thế ba lần trong thời kì đi học, do đó tôi thấy họ kiểm soát rất hiệu quả. Tôi nghĩ vậy. Ngoài ra giáo viên cũng sẽ nghe lén các cuộc nói chuyện của học sinh trong giờ ra chơi để bắt những người vi phạm luật khi ở ngoài trường. Họ có thể suy luận ra nhiều thứ theo một cách không ai ngờ tới. Thật đáng sợ!

Bạn có thể đọc thêm các câu hỏi và trả lời ở đây: What is wrong with the Japanese Educational system?

Top comments (1)

Collapse
 
daonguyen profile image
Đạo Nguyễn

Tôi cũng được nghe kể chuyện tương tự. Đúng là chẳng tin được báo chí đại chúng.