Hội trà đá 8

Cover image for SỰ THAY ĐỔI TO LỚN TRONG VÒNG 100 NĂM NAY - BÀI 4: CHÍNH PHỦ MỸ.
Vcd Vũ
Vcd Vũ

Posted on • Updated on

SỰ THAY ĐỔI TO LỚN TRONG VÒNG 100 NĂM NAY - BÀI 4: CHÍNH PHỦ MỸ.

Vẫn nguyên tắc cũ: đây là 1 câu chuyện!

Ở phần trước đã nói về cách mà FED in tiền và cách mà người ta cho rằng FED đã dùng để bảo vệ quyền in tiền.

Giải thích thêm về cái điều mà mình đã nói trước đó tức là đồng tiền đô đầu tiên đc in bởi FED năm 1914 - nó là 1 khái niệm mới hoàn toàn về đồng tiền đô- không chỉ đối với thế giới, mà còn đối với chính người dân mỹ.

Vì: trước đây, Chính Phủ mỹ có 20% cổ phần trong Ngân Hàng trung ương mỹ, 80% còn lại thuộc về các tổ chức Ngân hàng tư nhân. Nhưng ở cái ngày 23/12/1913 - cái ngày mà 1 đạo luật với tên gọi Đạo luật Dự trữ Liên bang ra đời - thì Chính phủ mỹ không còn bất kỳ cổ phần nào trong cái Ngân Hàng Trung Ương này nữa. 100% cổ phần của NHTW đã về tay của tư nhân.

Và kể từ giây phút này trở đi, Mỹ, chính thức không còn cái tổ chức gọi là Ngân Hàng Trung Ương (Center Bank) nào nữa. Mỹ chỉ có FED - Federal Reserve System - sát nghĩa thì là hệ thống dự trữ liên bang - và chúng ta được biết đến dưới cái tên Cục dự trữ liên bang Hoa kỳ

  • Nhưng trên thực tế, hiện thực của thực tế, thì chả có cái gì gọi là cục dự trữ, cũng chả có cái gì gọi là liên bang cả. Nó đơn giản chỉ là 1 tổ chức của cá nhân - nhưng có quyền lực cao nhất trên thế giới - in ra 1 tờ giấy chứng nhận mà cả thế giới phải cần đến - để mua dầu thô và các sản phẩm từ hóa dầu!

Điều này có nghĩa là gì? Để hiểu được điều này nó khác biệt thế nào, chúng ta sẽ xem xét vài ý như sau:

  1. Chính phủ của 1 quốc gia lấy tiền từ đâu ra để hoạt động?

Đầu tiên, đối với các quốc gia thông thường - phần còn lại của thế giới, nguồn thu của chính phủ bao gồm 2 nguồn chính: THUẾ và THU NHẬP TỪ ĐẦU TƯ CÔNG! Đây là 2 nguồn chính của 1 chính phủ bất kỳ.

Chi thì có mấy cái mà ai cũng biết rồi: chi để vận hành bộ máy, chi công, cho cho csht, chi phúc lợi, chi cho các khoản lỗ đầu tư công, chi cứu trợ...

Chi > thu: thâm hụt
Chi < thu: thặng dư

Thặng dư thì không nói, nhưng khi thâm hụt, vậy Cp sẽ phải làm sao? Đi vay: vay của dân chúng, vay nước ngoài, vay các tổ chức phi cp, vay WB, IMF...

Đây là cách hiểu đơn giản nhất về 1 Chính phủ, 1 tổ chức đứng đầu, đại diện và cầm quyền ở 1 quốc gia, vùng lãnh thổ!

  1. Với Chính phủ mỹ: họ cũng có những điều cơ bản này, và hơn thế, họ có những điều mà ko bất kỳ chính phủ nào có:
  • Vay của các quốc gia có thặng dư thương mại với mỹ - có nghĩa là quốc gia A bán cho mỹ 10 đơn vị hàng hoá, và mua lại của mỹ 8 đơn vị hàng hoá! Như vậy, quốc gia A này có thặng dư thương mại là 2 khi giao thương với mỹ.

Và đối với cái thặng dư 2 của quốc gia A này, thì mỹ lại có 1 chiêu rất hay: phát hành trái phiếu chính phủ mỹ cho quốc gia A này mua - từ đây, thay vì cầm 2 đô về thì quốc gia A này sẽ cầm 1 tờ giấy chứng nhận nợ (mỹ nợ quốc gia A 2 đô).

Số nợ này sẽ được nhận gốc và lãi bằng tiền đô, và chỉ bằng tiền đô! Với lãi suất do FED quy định - hoặc đem cái giấy chứng nhận nợ này lên thị trường chứng khoán bán cho ai muốn mua!

Image description

  • Vay của FED: về vấn đề này, có 1 câu nói khá kinh điển: mỗi 1 đồng đô FED in ra cho chính phủ vay, thì người dân mỹ lại mang thêm 1 đồng đô NỢ - còn với mình thì mình nghĩ là câu sau đây sẽ hay hơn: mỗi 1 đứa trẻ ra đời mang quốc tịch mỹ, thì cái đầu tiên mà nó nhận được đó là 1 khoản nợ. Vì sao?

Công trái - công là nhà nước, trái là nợ - nói chung nó là 1 dạng phiếu do chính phủ phát hành để vay nợ cho mục đích chi tiêu của chính phủ khi chính phủ hết tiền, hết ngân sách, hoặc đầu tư 1 công trình công cộng nào đó và chính phủ không có sẵn vốn!

Đây là 1 dạng nợ có uy tín bậc nhất trên thế giới vì nó sẽ được đảm bảo bằng sự chi trả của chính phủ từ:
(1) nguồn lợi nhuận của chính phủ nếu có.
(2) nguồn thuế mà chính phủ sẽ thu của người dân trong tương lai!

Chính phủ có thể sẽ không có lợi nhuận từ các khoản đầu tư, nhưng chắc chắn chính phủ sẽ thu được thuế của người dân trong tương lai - đó là 1 phần thu nhập của người dân trong tương lai! Và vì nó là thu nhập trong tương lai nên nó bao gồm cả những người ở hiện tại và những người sắp hình thành thành trong tương lai!

(Nhưng công trái chính phủ mỹ có thực sự UY TÍN như vậy ko? Có đó, nhưng mà không đâu! sẽ giải thích ở phần dưới)

Quốc hội sẽ phê duyệt số lượng công trái mà chính phủ được phát hành, sau đó, chính phủ sẽ đem số công trái này bán ra trên thị trường, công khai với toàn bộ thế giới - bất kì ai, tổ chức nào cũng có thể mua được! Và vì phía trên đã nói, rằng nó là 1 thứ tài sản có uy tín bậc nhất trên thế giới, nên nó chắc chắn rằng sẽ có người mua.

Nhưng không phải toàn bộ số lượng công trái đó đều được bán ra trên thị trường. Luôn luôn có 1 lượng công trái bán ế!

Cái số bán ế đó người ta cho rằng, hiểu rằng, được cho là... không thể bán hết - và cái số công trái không bán hết này - như 1 dạng tài sản - sẽ được đem thế chấp cho FED để vay tiền từ FED.

Để nói rõ hơn, đây là cách hiểu của cá nhân mình thôi: luôn luôn có 1 lượng công trái của chính phủ mỹ bán ế, sau đó chuyển qua FED để vay tiền. Đây là 1 phương thức để hợp thức hoá cho việc FED in tiền. Và nếu FED in 100 đô, thì thế giới này sẽ có thêm 1.000 đô để chi tiêu - tại sao từ 100 lại biến thành 1.000? Đó là do hệ thống ngân hàng thương mại sử dụng 1 biện pháp gọi là số nhân tiền. Muốn hiểu rõ hơn, cần phải đọc và soi toàn bộ sự vận hành của hệ thống tiền tệ mỹ, cái này mình không đề cập ở đây!

  1. Chính phủ mỹ vay nợ để làm gì?

Như phía trên đã nói, các chính phủ vay nợ để bù đắp cho thiếu hụt trong chi tiêu công, cho phúc lợi - mỹ cũng vậy, và họ làm tốt điều này hơn rất nhiều các quốc gia khác, không phải là nhất, nhưng phải nói rằng rất tốt.

Nhưng không chỉ có thế, mà chính phủ mỹ còn làm được hàng loạt các hoạt động khác mà ít và hầu như chả quốc gia nào làm được:

  • Hút gần toàn bộ tinh hoa trên thế giới về nước mỹ.
  • Thúc đẩy cho tiến trình phát triển khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc 1 cách thần kỳ.
  • Tài trợ cho các hoạt động chống khủng bố.
  • Viện trợ cho các bên tham gia chiến tranh.
  • Vân vân....

Nếu không có nền kinh tế mỹ, vậy thế giới này có cái gọi là điện thoại thông minh, máy vi tính không? chưa chắc đâu! nếu tinh hoa không hội tụ về 1 chỗ, thì mọi thứ sẽ xoay chuyển theo 1 hướng khác - sẽ có cạnh tranh, đấu đá nhau nhiều!

Không có FED - thì không có chiến tranh, kể cả từ WWI!
Không có chính phủ mỹ - thì cũng không có chiến tranh.

FED - nắm trong tay hệ thống tài chính - tạo ra dòng tiền - thông quá chính phủ mỹ - đẩy nó chảy ra ngoài trên toàn thế giới, để phục vụ cho các chi tiêu vào chiến tranh - tín dụng mỹ!

Chính phủ mỹ - nắm trong tay hệ thống kinh tế xã hội mỹ - thông qua tiền của FED - tạo ra hàng hóa, vũ khí - Công cụ để tiến hành chiến tranh - vũ khí mỹ!

Có nghĩa là: FED in ra tiền rồi thông qua chính phủ mỹ - thông qua các cách vận hành khác nhau của nền kinh tế: từ sản xuất đến tiêu dùng, từ ngân hàng đến tài chính, từ đầu tư đến phát triển... từ mỗi hơi thở của xã hội mỹ - chỉ nhắm đến 1 mục tiêu: đẩy đồng đô này ra khắp nơi trên thế giới - để đổi lấy tài nguyên, tinh hoa, hàng hóa của cả thế giới đưa về mỹ!

Đây là mối quan hệ giữa FED và chính phủ mỹ.

Và chúng ta quay lại chỗ: FED dựa vào cái gì để in tiền? KHÔNG GÌ CẢ! tức là không khí á!

Tiền của FED in ra không được đảm bảo bằng hàng hóa của mỹ; không được đảm bảo bằng vàng mà mỹ có; cũng chả phải bằng bạc - hay nói chính xác hơn, đô mà FED in ra được đảm bảo bằng nhu cầu về lượng dầu thô của toàn bộ thế giới trong tương lai.

Nghe có vẻ buồn cười, nhưng nó là như vậy, tức là miễn cái thế giới này, cái thế giới mà chúng ta đang sống vẫn còn cần dầu thô, thì sẽ phải dùng đô để mua dầu, thì sẽ phải đợi FED in đô ra và trong lúc đó thì hãy lao động cật lực đi, để có hàng hóa mà đổi lấy đô của FED mà đem đi mua dầu!

Ai có thể xác định được rằng cái nhu cầu về dầu thô của thế giới này là bao nhiêu không? KHÔNG AI CẢ! và chính vì thế, ai có khả năng xác định được số lượng đô mà FED có khả năng in ra không? KHÔNG LUÔN!

Cả 2 thứ này đều là vô hạn!

Image description

Để tính sơ sơ số nợ mà cả thế giới cho mỹ vay:

  • Nợ công của mỹ 31.500 tỷ, lãi suất 5%/năm = 1.575 tỷ/năm
  • Dân số mỹ: 337 triệu người Vậy, mỗi năm, mỗi người dân mỹ sẽ phải trả 1 khoản tiền lãi mặc định là 4.673 đô - Đây là tiền lãi phải trả, nó được xem như 1 khoản chi tiêu và đã là chi tiêu thì người dân mỹ sẽ phải gánh vác!

Còn vốn gốc? Ai cho chính phủ mỹ vay thì bên đó sẽ được trả lại vốn gốc thôi - ở đây là cả thế giới, bao gồm người dân mỹ - chúng ta sẽ hiểu thế này: mỗi một người dân mỹ đang ôm trên người số nợ là 93.472 đô và chủ nợ của họ có thể là bất kỳ ai đó trên thế giới, hoặc cũng có thể nào 1 người dân mỹ nào đó - người đang nắm giữ công trái mỹ!

Và con số này sẽ không dừng lại, mỗi năm nó lại tăng thêm 1 ít. Rồi lâu lâu cả thế giới lại được xem 1 vở kịch trần nợ công do chính phủ mỹ, FED, quốc hội mỹ và bộ tài chính mỹ đóng vai chính! VỞ HÀI KỊCH?

Đồng đô của FED được hình thành từ không khí - vậy cái nợ của chính phủ mỹ sẽ lấy gì để trả? KHÔNG KHÍ!

Như vậy là cái khoản nợ của chính phủ mỹ với người dân, với cả thế giới, có uy tín không?

CÓ: vì chính phủ mỹ chắc chắn sẽ trả!
KHÔNG: vì cái mà chính phủ mỹ dùng để trả đó là không khí!

Nhưng cái không khí này nó khác với cái không khí mà các bạn hít thở! Trước tiên các bạn phải nhớ rằng: mỹ nhận hàng về, sau đó nợ lại bằng đồng đô - chứ không phải là nợ lại bằng hàng - mỹ sẽ thanh toán nợ bằng đô và chỉ bằng đô thôi, chứ không có hàng đâu!

Image description

Ví dụ: Trung quốc đang cho mỹ vay 850 tỷ dưới dạng công trái, Hồng Kong cho mỹ vay 150 tỷ, gom lại là 1.000 tỷ. 1 hôm quốc hội Mỹ nhận ra rằng: Trung Quốc sẽ có thể bán tháo 1.000 tỷ công trái này chỉ trong vòng 1 đêm với ý đồ phá giá công trái mỹ! Quốc hội bèn chất vấn Bộ tài chính mỹ! Vậy bộ tài chính mỹ sẽ làm gì? Gọi điện cho FED: in sẵn 1.000 tỷ đô đi, tiền mặt, để sẵn sàng chi trả cho Trung Quốc nếu họ bán tháo công trái!

Nếu điều này xẩy ra, vậy Trung Quốc sẽ cầm về 1.000 tỷ tiền mặt và Chính phủ mỹ sẽ cầm về 1.000 tỷ công trái! Uy tín!

Và nếu như chi phí để in tiền là 1 xu cho 1 tờ giấy 100 đô, như vậy FED phải bỏ ra số tiền 100 triệu đô để mua về 1.000 tỷ công trái mà Trung quốc đang cầm - hãy nhớ lại: các quốc gia mua, bán hàng với mỹ, nếu có dư ra thì dùng tiền dư đó để mua công trái mỹ - có nghĩa là Trung quốc bán hàng cho mỹ, dư ra lượng hàng hoá trị giá 1.000 tỷ, Trung quốc lấy 1.000 tỷ này mua 1 cái giấy nợ từ mỹ. Và bây giờ, Trung quốc muốn bán cái giấy nợ này, vậy mỹ sẽ đứng ra mua lại với số vốn phải bỏ ra là 100 triệu - 1 cuộc giao dịch mà mỹ có lợi nhuận đến 10.000 lần!

Hoặc đơn giản hơn: Chính phủ mỹ sẽ trình quốc hội mỹ, yêu cầu được phát hành thêm 1.000 công trái, sau đó cầm 1.000 công trái này đem đến FED vay tiền, FED lúc này chỉ làm 1 bước nhẹ nhàng trên máy tính: + vào tài khoản của chính phủ mỹ 1.000! thế là xong! Lúc này, Trung quốc bán bao nhiêu, chính phủ mỹ sẽ mua vào bấy nhiêu!

Nói ra thì nó cơ bản đơn giản như vậy, nhưng để làm được điều đó, mỹ sẽ trải qua hàng chục, hàng trăm cuộc cãi vã nhau nảy lửa: nào là nâng trần nợ, bóp chi tiêu, tăng thuế, kiếm nguồn tiền... rồi thì đếm từng giây chờ đợi đến cái ngày đó - có vẻ rất kịch tính với thế giới - nhưng kết quả thì chỉ có 1 - FED sẽ in tiền ra hoặc 1 vài thao tác trên máy tính - như cách mà mình đã nói - và bởi thế, đối với cá nhân mình, cái trần nợ công chỉ là 1 vở hài kịch.

Có lẽ vở hài kịch này sẽ không còn được diễn ra lần nào nữa, vì ở cái vở gần nhất, quốc hội mỹ đã đồng ý đình chỉ trần nợ công, hay nói theo cách khác là dỡ bỏ cái trần nợ công ra, hay cách hiểu đơn giản nhất: không còn hạn chế gì đối với việc vay nợ của chính phủ mỹ nữa!

Ngay sau tuyên bố, thế giới thu nhận được số liệu như hình dưới: nợ công của mỹ từ ngày 2/6/23 đến ngày 6/7/23 đã tăng 1.000 tỷ.

Image description

Trở lại chuyện Trung quốc. Sau đó, Trung quốc có thể cầm 1.000 tỷ này đi mua bất kỳ cái gì mà Trung quốc muốn: dầu, vàng, bạc, đá quý, thức ăn nhanh...

Tới khúc này lại có vẻ hơi luẩn quẩn: 1 đồng tiền in ra dựa trên không khí nhưng lại có thể mua bất kỳ cái gì trên đời!

Đó là vì LÒNG TIN CỦA CON NGƯỜI!

Hãy nhớ lại câu nói ở bài 3: Thánh địa FED và Tôn giáo dollar - trong 100 năm qua, mỹ đã xây dựng được niềm tin của con người vào đồng đô như vậy: từ 1 đồng đô đổi được vàng, cho tới đô đổi được dầu. Cho đến hôm nay, bất kỳ ai, bất cứ lúc nào, ở bất kỳ đâu, họ cũng tin rằng chỉ cần có đồng đô trong tay, họ có thể hoán đổi thành bất kỳ loại tài sản nào hoặc mua bất kỳ cái gì mà mình cần!

Như vậy, vô hình chung, chính phủ mỹ đã làm cho đồng đô - cái tờ giấy mà FED in ra - trở thành đại diện của toàn bộ hàng hóa được sản xuất ra trên toàn thế giới - vì nó có thể hoán đổi được bất kỳ cái gì! Đây là điều phi thường đối với thế giới, nhưng lại là nỗi khốn khổ với loài người!

Nhưng với người dân mỹ, họ còn khốn khổ hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới! Phần còn lại của Thế giới, họ vẫn còn quyền chọn, ở 1 mức độ nào đó, về mức độ tin tưởng với đồng đô - như là 1 đồng tiền!

Nhưng người dân mỹ thì không! Họ không có quyền chọn đó! Vì đơn giản là Luật pháp mỹ đã quy định vậy - rằng đô là đồng tiền pháp định trong nội địa mỹ! Đây là 1 sự cưỡng chế, nhưng nó là thứ được xem như là vốn dĩ trong tiến trình phát triển của loài người.

Người dân mỹ, họ chính xác là dân tộc đáng thương nhất trên thế giới này: họ được hưởng thụ các thành tựu sớm và nhanh nhất trên thế giới, nhưng đổi lại, họ bị đưa vào 1 vòng xoáy không bao giờ ngừng nghỉ của dịch vụ - hàng hóa - nợ công - lao động.

Và cái mà họ góp vào để tồn tại trong cái vòng xoáy đó là sức lao động của chính họ: lao động không ngừng nghỉ!

Và đau buồn nhất là: họ lao động không phải vì 1 ngày mai tươi sáng hơn, cho 1 chính phủ tốt đẹp hơn, mà họ lao động vì lợi ích của 1 nhóm người - gọi là nhóm tinh hoa - đứng đằng sau FED!

Thực ra, quốc gia nào cũng vậy thôi - tiền pháp định và các khoản nợ của chính phủ. Không những thế, khoản nợ của chính phủ ở 1 vài quốc gia, đôi khi còn lớn hơn rất nhiều so với GDP 1 năm của chính quốc gia đó: Nhật, Hy Lạp... nhưng hầu hết các khoản vay nợ này đều có những mục đích chung là đầu tư cho quốc gia đó, xây dựng quốc gia đó... cho chính người dân của quốc gia đó!

Nhưng với mỹ, nền kinh tế đó không chỉ có vậy, nó còn 1 mục đích khác, hoàn toàn khác, và nói như nào nhỉ? Một mục đích kỳ dị?... tùy các bạn đưa ra từ ngữ thích hợp mà các bạn muốn! Cái mục đích đó là: xoá bỏ những kẻ không muốn tin, không có lòng tin hay manh nha gợi lên sự không tin tưởng vào đồng đô la mỹ.

Như vậy, bài trước đã đền cập đến cái cách thức mà người ra cho rằng FED dùng để bảo vệ quyền in tiền.

Phần tiếp theo, chúng ta sẽ nói đến vấn đề này: chiến tranh - con đường và cách thức để FED bảo vệ cái thứ đại diện cho đồng đô

Top comments (5)

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

ủa đang viết dở à :-S thế save draft chứ ai lại publish

Collapse
 
vcdvu profile image
Vcd Vũ

ơ vậy hả? có biết đâu :((

Collapse
 
hopeless profile image
Hopeless

Episode 7 Idk GIF by UFC

Thread Thread
 
vcdvu profile image
Vcd Vũ

Thế bạn muốn biết thêm về cái gì?

Collapse
 
agerci_asimov_aaa profile image
Agerci Asimov

Cách viết bài hơi tiếu lâm dù luận điểm đã hơn so với mấy bài trước. Do không biết nhiều về kinh tế nên tôi cũng mong đọc tiếp.