Hội trà đá 8

Polka-dot man
Polka-dot man

Posted on

Các trường đuổi học với học sinh gây ra sự vụ xấu đúng là một kiểu phản giáo dục. Nhưng qua đó cũng thể hiện "quyền" của nhà trường trong việc từ chối dạy dỗ hoặc tuyên bố đã hết cách "giáo dục". Hãy nhìn theo ít nhất là 2 chiều! Bài viết bổ ích tuy có hơi giáo điều lý thuyết một tị.

Qua quan sát và kinh nghiệm dạy học tôi thấy, những học sinh bị kỷ luật bằng cách tạm dừng học tập, gọi nôm na là đuổi học có thời hạn, đa số đều bỏ học sau đó. Tác dụng giáo dục của hình thức kỷ luật này rất thấp, đơn thuần là đẩy trách nhiệm giáo dục của nhà trường sang gia đình và xã hội.

Phạt trẻ sao cho đúng?

Ai cũng đi qua tuổi thơ, và hẳn đều từng bị phạt.

vnexpress.net

Top comments (2)

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Bài viết có đề xuất giải pháp phù hợp, nhưng làm sao để người lớn hiểu và thực hiện thì lại là một vấn đề khó. Giáo viên thì được học tâm lý lứa tuổi và sư phạm ở cao đẳng, đại học rồi (có những giáo viên chỉ học chứng chỉ chui, rồi liên thông; hoặc học rồi nhưng khả năng áp dụng sẽ khác nhau). Còn bố mẹ, em nghĩ là các cặp vợ chồng nên được yêu cầu tham gia các lớp về cách nuôi dạy, ứng xử và trách nhiệm với trẻ khi họ chuẩn bị làm bố mẹ.

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Theo em thì trường chỉ áp dụng được giáo dục đại trà do nhiều hạn chế về nhân lực và quyền đối với học sinh. Ngày nay vấn đề phạt ở trường là vấn đề khá nhạy cảm. Với lại "đuổi học" là hình thức kỷ luật cuối cùng khi các hình thức kỷ luật khác vô tác dụng. Song song với đó thì nhiều gia đình buông lỏng việc giáo dục con cái hoặc họ có nhận thức chưa đúng về vai trò giáo dục của mình với con cái. Họ nghĩ chỉ cần cho con ăn, cho mặc, cho đi học, cho tiền là đã hết trách nhiệm rồi.