Hội trà đá 8

Văn Mãi Hường
Văn Mãi Hường

Posted on

Góc nhìn pháp lý về những cuộc tranh cãi trên mạng

Thời gian vừa qua, báo đài đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực và băng thông với câu chuyện về những cuộc tranh cãi của bà Nguyễn Phương Hằng và các cá nhân, tổ chức khác.

Dẫu rằng bà Hằng bị xem là đối tượng vi phạm pháp luật và đã bị tạm giam hơn cả năm, nhưng chúng ta vẫn có thể thấy rằng mọi quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hằng đều được đảm bảo công bằng, khách quan. Điều đó có thể dẫn chứng qua việc những người đứng ở phía bên kia bà Hằng đang dần dần bị điều tra làm rõ dấu hiệu xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà Hằng. Gần đây nhất là việc cơ quan cảnh sát điều tra tiến hành điều tra những cá nhân trên mạng xã hội và những chủ kênh Youtube. Link tham khảo: https://zingnews.vn/18-ca-nhan-chu-kenh-youtube-bi-ba-nguyen-phuong-hang-to-cao-post1426698.html


Vậy quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trên mạng là gì?

1) Quyền tự do ngôn luận

Mỗi cá nhân đều có quyền tự do ngôn luận, điều này thể hiện trong Hiến pháp 1946 và được hoàn thiện dần dần qua các văn bản pháp luật hiện hành và đặc biệt là các công ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.

Quyền tự do ngôn luận, được áp dụng cả ngoài đời thực và cả trên mạng. Mỗi công dân có quyền tự do thể hiện quan điểm của mình theo ý mà họ muốn, có quyền tự do trình bày theo cách mà họ thích. Việc thể hiện và trình bày quan điểm của mỗi cá nhân có thể là theo dạng nói hoặc dạng viết. Không có bất kỳ cá nhân nào được quyền ép buộc, được quyền áp đặt cá nhân khác phải nói hay viết theo một ý cố định.

Quyền tự do ngôn luận của cá nhân phải đặt trong khuôn khổ của pháp luật, tức là không được chồng lấn hay xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác.

Ngoại trừ cơ quan điều tra và cơ quan chức năng, không có bất kỳ ai được quyền cản trở người khác thực hiện quyền tự do ngôn luận.

2) Quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm

Trong quyền tự do ngôn luận, khi một cá nhân thể hiện quan điểm thì quan điểm đó có thể đúng hoặc sai. Các cá nhân khác có thể phản biện bằng cách đưa ra quan điểm của mình để phủ định lại quan điểm của người khác, nhưng không được quyền phán xét về danh dự và nhân phẩm của cá nhân khác.

Bất kể dù là một cá nhân đưa ra quan điểm sai trái, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, thì việc điều tra thuộc về cơ quan điều tra, việc xét xử phải theo quy trình tố tụng. Không có bất kỳ cá nhân nào được phép quy chụp, quy kết một cá nhân khác, như thế là xâm phạm về danh dự và nhân phẩm. Không có bất kỳ cá nhân nào được cáo buộc người khác chỉ dựa vào lời nói (hoặc câu chữ) mà không qua điều tra, xét xử.

Ví dụ 1: Khi A thấy B có dấu hiệu nghi ngờ "đẻ thuê", A bằng lời nói (hoặc câu chữ) có ý khẳng định hoặc ám chỉ B là người đẻ thuê.
Như vậy, A đã xâm phạm danh dự và nhân phẩm của B.

Ví dụ 2: C đọc bài viết của D và cảm thấy không hài lòng khi D chưa viết đúng theo ý C mong muốn nên C cho rằng những gì D viết là sai. Sau đó C dùng lời văn câu chữ của mình, đăng lên mạng xã hội, có ý buộc tội D là người có mục đích xấu, buộc tội D có vấn đề về đạo đức.
Như vậy, C đã xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của D bằng lời văn câu chữ. Nặng hơn, hành vi buộc tội người khác vì trái ý mình là dấu hiệu của việc vu cáo, vu khống. Từ đó có thể thấy rằng C đã vi phạm pháp luật.

Ví dụ 3: Giả sử H là người đang bị tạm giam vì là đối tượng sai phạm trong một vụ án đang điều tra. N là người có hiềm khích cá nhân với H, nhân lúc H bị tạm giam đã đưa ra nhiều cáo buộc vô căn cứ đối với H ở trên mạng xã hội, điều đó làm hạ thấp danh dự của H. Tuy nhiên, quyền được bảo vệ về danh dự và nhân phẩm được áp dụng cho tất cả mọi công dân, kể cả tội phạm. Vì thế N cũng bị khởi tố và tạm giam vì xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của H.

3) Quyền được bảo vệ sự riêng tư cá nhân

Sự riêng tư cá nhân của một người là thuộc về người đó. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi xâm phạm đến sự riêng tư của mỗi cá nhân đều là hành vi vi phạm pháp luật.

Việc một người chia sẻ trong nhóm kín hay nhóm mở thì đều được bảo vệ quyền riêng tư. Việc một người khác lấy những thông tin cá nhân được chia sẻ (bất kể nhóm kín hay nhóm mở) rồi chia sẻ công khai hoặc cho những cá nhân khác, thì đều là xâm phạm đến quyền riêng tư cá nhân.

Ví dụ 1: Một nhóm nhỏ nhiều người cùng chơi với nhau, chia sẻ với nhau nhiều vấn đề, trong đó có một số vấn đề riêng tư như hình ảnh gia đình, tài khoản cá nhân, địa chỉ cư trú, địa chỉ làm việc, ... Có một người X lấy thông tin của V để đưa cho Z rồi sau đó Z dùng những thông tin cá nhân đó để lấy hình ảnh của V rồi phát tán công khai với mục đích xấu, kèm theo những lời xúc phạm đến V.

Như vậy:

  • Z đã xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của V (lấy hình ảnh rồi phát tán), đồng thời xâm phạm về danh dự và nhân phẩm của V (dùng lời lẽ xúc phạm). Từ đó có đủ căn cứ để xem xét Z đã vi phạm 2 điều theo pháp luật.
  • X tưởng như vô can, nhưng không đâu. Dưới góc độ pháp luật, X đã xâm phạm quyền riêng tư cá nhân của V (chia sẻ thông tin cá nhân của V cho Z), đồng thời có đủ căn cứ để khẳng định X là đồng phạm với Z (vì là nguồn cấp tin cho Z thực hiện sai phạm). Từ đó có đủ căn cứ để xem xét X cũng vi phạm 2 điều theo pháp luật.

Dấu hiệu nào cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của bạn đang bị xâm phạm?

1) Bị nói xấu dựa trên chức vụ hoặc ngành nghề hoạt động của bạn

Ví dụ:

  • Cá nhân A vốn dĩ không biết gì về bạn, chỉ nghe nói bạn là thầy thuốc mà đã trực tiếp hoặc gián tiếp dùng lời nói câu văn để khẳng định bạn là một loại lang băm chữa lành thành què.
  • Cá nhân B chỉ biết bạn là cán bộ đăng kiểm chứ chưa từng tiếp xúc và làm việc với bạn mà đã lên tiếng khẳng định bạn là cán bộ nhận tiền đút lót.

2) Bị quy kết dựa trên những nghi ngờ

Ví dụ:

  • Cá nhân C nhìn thấy bạn like một bài viết trên mạng của thế lực thù địch, rồi có sự nghi ngờ và đi đến khẳng định là bạn đứng về phía kẻ địch.
  • Cá nhân D nhìn thấy bạn mua nhiều bình ác quy và ăn thịt chó rồi có sự nghi ngờ và đi đến khẳng định bạn là đối tượng gây ra các vụ trộm chó trong khu vực.

3) Bị nói xấu dựa trên một hành vi hay sự kiện trong quá khứ

Ví dụ:

  • Cá nhân E biết chuyện một người bạn đã từng hột xoàn trả góp trong quá khứ rồi sau đó E luôn dùng câu chuyện để nói xấu người bạn bằng ám chỉ người bạn là một người nghèo khổ nhưng sống ảo.
  • Cá nhân F có hiềm khích với một người, vì biết được người kia từng chịu án phạt tù (đã được xóa án tích) thì F đăng lên mạng rằng người kia là kẻ tù tội, không đáng tin tưởng, khuyên mọi người không nên hợp tác làm ăn chung.

4) Còn nhiều dấu hiệu khác ...


Công dân nên làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?

Trong vụ trụ Phương Hằng và những người bạn thì hầu như tất cả đều xâm phạm vào các quyền và lợi ích của người khác. Đặc biệt là có những người vốn dĩ ban đầu không sai phạm gì cả, nhưng vì cảm thấy bị đối tượng khác xúc phạm rồi có hành động lời nói đáp trả để tự bảo vệ bản thân. Trong số những hành động lời nói đáp trả ấy, lại có những điều xâm phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Vậy là ngay cả luật sư là người được đào tạo bài bản về luật, được cấp chứng chỉ hành nghề mà cũng bị bắt tạm giam để điều tra chỉ vì những tranh cãi trên mạng.

Có thể thấy rằng vấn đề đáp trả trong các cuộc tranh cãi trên mạng đều rất mông lung, khi hòn đá ném đi thì hòn chì ném lại. Ranh giới giữa việc bảo vệ quyền của mình và xâm phạm quyền của người khác là rất mỏng manh. Có đôi khi, chỉ vì một lúc bốc đồng mà có thể để lại hậu quả nghiêm trọng.


Vậy làm thế nào để tự bảo vệ bản thân?

1) Dừng ngay việc tranh cãi trước khi mọi thứ đi quá xa

Khi cảm thấy việc tranh luận bị sa đà vào tranh cãi đấu đá nhiều hơn tranh luận lý lẽ thì việc đầu tiên là nên dừng lại. Tránh việc bị kích động dẫn đến có lời lẽ qua lại vượt quá mức giới hạn.

Đặc biệt cần tránh để những tài khoản ảo lợi dụng công kích để đẩy xung đột lên cao, từ đó khai thác những sai sót của bạn khi mất bình tĩnh.

2) Dùng pháp luật để bảo vệ bản thân

Hãy nên nhớ quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ công dân nào đều được pháp luật bảo vệ, thông qua nhiều văn bản luật và nghị định khác nhau.


... còn tiếp phần sau.

Oldest comments (19)

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

Tranh cãi trên mạng hiện giờ vẫn chưa có chuẩn mực ứng xử, thiết nghĩ mấy lão quản trị diễn đàn/ mạng xã hội cần có học hành thi cử chứng chỉ hành nghề 😁

Collapse
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

Hãy nên nhìn ở góc độ pháp lý thay vì nhằm vào một đối tượng nào đó, tránh việc bị hiểu lầm là có ý nói đến một cá nhân nào đó. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Dù là quản trị viên hay là thành viên thì đứng trước pháp luật cũng đều ngang bằng như nhau.

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Bác viết phần tiếp được không bác. Đúng là ngày nay ai cũng nên nắm rõ các biện pháp để tự bảo vệ mình trên cõi mạng, bởi có nhiều cuộc cãi vã thay vì xoay quanh chủ đề tranh luận lại hướng về công kích, bôi nhọ cá nhân.

Collapse
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

Chờ vài hôm nữa xét xử bà Hằng rồi mới có nhiều chuyện hay để viết

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

Đang hơi bực vì một mặt thời gian giam giữ kéo dài với những lý do nghe rất phản cảm và không rõ ràng, mặt khác anh em bàn tán nhau giờ có xu hướng cho rằng bên trên muốn dằn mặt dân chúng vì dám đụng tới các quan. Bố khỉ!

Thread Thread
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

Hì. Bực mình làm gì chuyện của nhân gian. Gợi ý tý chuyện vui nè, phiên tòa sơ thẩm hình sự có thể bị dời (hoãn) đến 13 lần mà vẫn hợp pháp, mỗi lần dời (hoãn) thì có thể được 30 ngày, nên trường hợp xui nhất có thể là 13 x 30 = 390 ngày hoãn tối đa, nghĩa là trường hợp xấu nhất thì có thể gia hạn tạm giam nhiều lần tới tối đa 390 ngày nữa. Thành ra để khi nào xử sơ thẩm rồi mới có nhiều chuyện hay để viết :D

Thread Thread
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

dùng được hết 390 ngày thì nhây quá, chờ xem vậy

Thread Thread
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

Dĩ nhiên là người ta sẽ không chơi lộ liễu đến 390 ngày, nhưng dự đoán là sẽ còn gia hạn tạm giam thêm nữa chứ chưa hết đâu. Hôm trước thông báo mở phiên tòa ngày 1->5 tháng 6, nhưng giờ đã thông báo lại là vì lý do A...B...C... (dĩ nhiên hợp pháp) nên sẽ dời/hoãn phiên tòa lại, lịch tiếp theo khi nào sẽ thông báo sau.

Thread Thread
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Thế này lại phải đợi 390 ngày bác mới viết tiếp à?

Thread Thread
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

:))

Thread Thread
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

@polkadotman @lyn Sẽ viết tiếp sớm thôi, viết theo từng câu chuyện mới hấp dẫn.

Chuyện 1. Tòa án đã trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ bà Hằng, như thế thì bà Hằng sẽ tiếp tục bị tạm giam thêm mà không cần dùng đến 13 lần hoãn phiên tòa (như thế thì con số 390 ngày vẫn còn nguyên) :))

vtc.vn/tand-tp-hcm-tra-ho-so-dieu-...

Thread Thread
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường • Edited

Viết thêm đôi dòng về câu chuyện ở trên:

  1. Về mặt pháp lý thì VKS được trả hồ sơ 2 lần và tòa án trả hồ sơ 2 lần (1 lần lúc chờ xử và 1 lần lúc ở phiên tòa)
  2. Bà Hằng đã bị VKS trả hồ sơ 3 lần như sau: tháng 9/2022, tháng 11/2022, tháng 2/2023. 3. Ở lần thứ 3 trả hồ sơ vào tháng 2/2023 thì một số báo chí có đăng bài giải thích đấy là do tòa án trả hồ sơ nên VKS chỉ chuyển giao thôi. Người ta giải thích như vậy để cho thấy rằng trả hồ sơ 3 lần gồm 2 lần VKS và 1 lần tòa án, vẫn đúng theo pháp luật.
  3. Giờ tòa án lại trả hồ sơ 1 lần nữa trong khi chưa đưa ra tòa, nếu (3) đúng thì nghĩa là tòa đã trả hồ sơ 2 lần (quá số lần quy định theo pháp luật).

Như vậy nếu (3) là đúng thì số (4) sẽ là sai, mà nếu (4) đúng thì (3) sẽ là sai, tức là VKS đã trả hồ sơ quá số lần theo quy định. Cá rằng chỉ trong ngày 01/06 và 02/06 thì sẽ có báo chí đăng bài để giải thích rằng mọi chuyện vẫn đang đúng theo pháp luật. Haha

Thread Thread
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Ồ, em mới đọc tin sáng nay về việc trả hồ sơ này. Và chợt nhớ tới bài viết của bác. Nhưng họ chưa đủ căn cứ để kết tội hay gì mà cứ kéo dài mãi vậy nhỉ?

Thread Thread
 
vanmaihuong profile image
Văn Mãi Hường

"Nhưng họ chưa đủ căn cứ để kết tội hay gì mà cứ kéo dài mãi vậy nhỉ?"
=> Đó gọi là sự trừng phạt chứ không phải là không đủ căn cứ kết tội :)) Thấy thì cũng hơi quá đáng rồi đó, nhưng mình dự đoán là kịch hay vẫn còn phía trước. Hiện tại thì chưa xét xử sơ thẩm nên mọi chuyện đều thuộc thẩm quyền ở TPHCM thôi

Thread Thread
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Cảm ơn bác đã khai sáng. Mong bác sẽ tiếp tục chủ đề này

Thread Thread
 
dungvephiakexamluoc profile image
Đứng về phía kẻ xâm lược

@braveheart @polkadotman Các bạn thấy chưa!? Chưa cần đụng đến 390 ngày như tôi đã nói thì chuyện bà Hằng cũng đã kéo ra thêm gần 90 ngày rồi. Lâu quá quên nick đăng nhập luôn =))

Thread Thread
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

The Simpsons Lol GIF

Thread Thread
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

đầu tháng 5 gia hạn thêm 60 ngày, giờ gia hạn thêm nữa không =))) ?

Thread Thread
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Yes, vẫn follow động thái của bà ấy và bác =))