XHCN – làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu! khi nào thì con người đạt được ngưỡng này?
Trước tiên chúng ta khái quát về các hình thái kinh tế XH mà loài người đã đi qua
- Công xã Nguyên thủy: ăn lông ở lỗ, mọi thứ đều là của chung (éo tính – vì hình thái này đc hình thành nên từ bản năng của con người – sự sợ hãi – nên chả có vẹo gì để chém cả!)
- Chiếm hữu nô lệ: ở hình thái này bắt đầu xuất hiện NHÀ NƯỚC (nhà nước nô lệ) và bắt đầu từ đây, sự phân hóa XH hình thành, các giai cấp xuất hiện – con người bắt đầu biết đc sự tư hữu, tích lũy tài sản - lợi dụng người khác để tích lũy tài sản cho bản thân mình – bằng vũ khí (cái này quan trọng)!
- ở hình thái này ta có cụm từ chiếm hữu nô lệ - tức là con người chiếm hữu con người – con người dùng người khác như 1 loại hàng hóa để sử dụng và trao đổi!
- đây là dấu hiệu đầu tiên, tiền đề về 1 vấn đề mà con người cố gắng để giải quyết xuyên suốt lịch sử loài người: làm thế nào để tối đa hóa sức lao động của con người!
- Phong kiến: ở hình thái này, con người bắt đầu đề cao đến tư liệu sản xuất (tư liệu sx dễ thấy và dễ khai thác nhất đó là ĐẤT ĐAI) – họ ko chiếm hữu con người nữa là chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên, đất đai!
- ở hình thái này, con người thay vì bóc lột bằng sức lao động trực tiếp thì họ bóc lột người khác 1 cách gián tiếp: địa tô! Địa chủ sở hữu tất cả đât đai, phân lại cho nông dân nông nô làm việc và nông dân sẽ nộp lên hầu hết sp mà mình làm ra!
- Và câu hỏi tiếp theo mà loài người cần giải quyết bắt đầu hình thành ở thời kỳ này: làm thế nào để tận dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên?
- Tư bản chủ nghĩa: vẫn là sự chiếm hữu, nhưng ở thời kỳ này 2 giai cấp mới ra đời đó là tư sản và công nhân - dựa trên sự ra đời của khoa học kỹ thuật (KHKT).
- việc chiếm hữu đã có sự tham gia của KHKT – và đất đai đã ko còn là thứ duy nhất mà con người quan tâm nữa, mà giờ thêm cả KHKT!
- Giai cấp tư bản chiếm hữu tất cả sự tiến bộ về KHKT và dùng điều này để bóc lột sức lao động của giai cấp công nhân (lưu ý: ở thời kỳ này 2 hình thái vẫn đang tồn tại song song: địa chủ bóc lột nông nô còn tư sản bóc lột công nhân).
- Ngoài KHKT ra thì ở thời kỳ này, con người đã có 1 bước tiến khác song song nữa: khái niệm KINH TẾ ra đời - các học thuyết kinh tế, các trường phái sx, giao thương… đua nhau nở rộ!
- Và tới lúc này, thai nghén của 2 câu hỏi phía trên chính thức hình thành: (1) nguồn tài nguyên (2) nguồn nhân lực: làm thế nào để sử dụng và phân bổ chúng 1 cách tối ưu nhất? tiếp theo đó là nguồn lực tài chính (sử dụng tiền tối ưu), nguồn lực công nghệ (quản lý bằng công nghệ tối ưu)… Đây là mục tiêu của KINH TẾ HỌC!
- Cùng với sự phát triển của KHKT, học thuyết KT, công nghệ… con người đi đến sự chuyên môn hóa trong sx – sp làm ra nhanh hơn, nhiều hơn!
- Và cùng với sự phát triển của các học thuyết giao thương, nguồn tài nguyên đc sử dụng 1 cách tối ưu hơn (ở nơi có đk trồng trọt họ sẽ chuyên môn trồng trọt - ở nới có đk chăn nuôi họ sẽ chuyên môn chăn nuôi – sự chuyên môn hóa - rồi dựa vào các học thuyết giao thương giúp họ trao đổi với nhau để cả 2 nơi đều có gạo và thịt 1 cách nhiều nhất có thể với chi phí thấp nhất và phải dùng nguồn tài nguyên ít nhất! (?)
Và rất nhiều những thành tựu khác, kéo dài cho đến tận ngày hôm nay, như chúng ta đang thấy!
Nhưng bây giờ, con người thúc đẩy sự CHIẾM HỮU mà ko cần phải dùng đến VŨ KHÍ nữa – họ dùng KHKT, dùng sự tiến bộ của loài người để thao túng tâm lý của người khác – tạo ra nhu cầu, kích thích nhu cầu và đáp ứng cái nhu cầu đó với điều kiện: hãy làm việc hết sức mình!
Đây chính là vấn đề kinh điển của CNTB: họ để bạn tự do hết mức có thể - để bạn mặc sức sáng tạo – để bạn có thể tạo ra giá trị lớn nhất có thể… đây chính là TỰ DO – ko ai ép buộc bạn điều gì cả - mọi thứ do bản thân bạn tự quyết định!
Nhưng, chính bản thân bạn mới là người đang bóc lột mình, đang cầm tù mình, đang vắt kiệt sức lao động của chính bản thân mình, bởi vì??
Bởi vì các nhu cầu của bản thân bạn: bạn muốn có cơm – hãy làm việc! bạn muốn có nhà – hãy làm việc! bạn muốn có Iphone – hãy làm việc! muốn có G63 – hãy làm việc nhiều hơn nữa!
mà ko phải làm việc mà còn phải vừa làm vừa sáng tạo!
Tư bản, những người nắm giữ KHKT, nắm giữ đầu mối giao thông thương mại, nắm giữ cách thức sx, nắm giữ cách thức phân phối, nắm giữ nguồn tài nguyên… sẽ cho bạn tất cả những thứ này chỉ với điều kiện: bạn hãy làm việc!
Hãy tự do lên, vì tự do mới thúc đẩy sức sáng tạo - sức sáng tạo mới tối ưu đc nguồn tài nguyên - tối ưu đc nguồn tài nguyên mới gia tăng TÍCH LŨY cho họ, cho giai cấp Tư sản! (đây là thứ quan trọng!!)
Cho tới ngày hôm nay, chúng ta vẫn chưa kết thúc trên danh nghĩa hình thái phong kiến! nó vẫn còn tồn tại, nhưng nó ko còn quá nhiều giá trị!
(để hiểu rõ hơn sự tự do của CNTB, mình đề nghị xem xét thêm quá trình hình thành ý thức hệ: bắt đầu từ ý thức chính trị, pháp quyền, khoa học.... và cuối cùng là ý thức triết học)
Tạm kết ở đây để chuyển qua 1 hình thái KT XH cuối (phải cuối hay ko nhỉ?)
- Cộng sản chủ nghĩa: Hình thái này mới chỉ là thai nghén chứ thực sự chưa ra đời, nên ta chỉ bàn đến khía cạnh: nó ra đời vì điều gì, và giải quyết khía cạnh gì của loài người? và lý tưởng của CSCN ở đâu?
- Như đã nói ở tất cả các hình thái trên, vấn đề của con người đó là CHIẾM HỮU, BÓC LỘT – con người chiếm hữu của con người, con người bóc lột con người! Tại sao lại có sự phân chia giai cấp, tại sao lại có người thượng đẳng và hạ đẳng, tại sao cùng là con người, nhưng vài người lại có thể bóc lột tất cả những người còn lại chỉ vì lợi ích của bản thân mình?.. đây là vấn đề mà CSCN sẽ giải quyết!
C.Mac nhận thấy sự bóc lột thông qua giá trị thặng dư (CN sx ra sp sẽ có gt thặng dư – lợi nhuận của nhà sx) – mà lúc đó vẫn chưa thấy đc sự bóc lột thông qua giá trị gia tăng (sp thông qua quá trình vận chuyển lưu thông sẽ bị cộng thêm giá trị gia tăng – lợi nhuận của các nhà buôn)
- Theo C.Mac con người là chủ thể của lịch sử, người lao động là nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất – đó là năng lực thực tiễn của con người trong việc chinh phục giới tự nhiên! Nôm na: TG này là của con người, và phải do con người làm chủ - chứ ko phải là vài người làm chủ những người còn lại – CSCN sẽ xóa bỏ những đối lập, mâu thuẫn giữa con người với con người!
và để giải quyết những vấn đề này, con người cần làm gì?
Lý tưởng được đưa ra đó là: con người, tất cả con người, làm việc theo khả năng, theo năng lực của mình, phát huy tận cùng sức sáng tạo đến mức độ sp làm ra nhiều hơn nhu cầu của bản thân – và đến lúc đó, con người cần cái gì là có cái đó! Tất cả đều không phải lo lắng về việc làm mà ko đc hưởng thụ!
Đây là bản chất của câu nói: làm theo năng lực – hưởng theo nhu cầu!
Đấy là lý tưởng, còn việc thực hiện, con người cần gì? Quay lại 2 câu hỏi phía trên:
(1) Nguồn tài nguyên vô hạn, ở mọi nơi: con người ko còn phải tranh giành tài nguyên nữa, ko còn phải lo lắng về kinh phí sáng tạo, mặc sức sáng tạo, hư thì bỏ, làm lại!
(2) Nguồn nhân lực đạt đến đỉnh cao: chỉ với 1 nguồn tài nguyên hạn chế, con người có thể sáng tạo ra bất cứ thứ gì mình cần
ở (1) ta thấy, đó là điều không tưởng – XH không tưởng!
ở (2) con người có thể làm đc – nhưng lại phải thông qua hình thái TBCN!
Đây là bước tiến bắt buộc trong tiến trình đi lên của con người! Tại sao? Vì chẳng có gì tự nhiên mà có cả!
TBCN, như ở trên, đó là quá trình tích lũy, tích lũy của cải – từ của cải tích lũy mới thúc đẩy, mới là nguồn cảm hứng, là kinh phí cho sự sáng tạo – có sáng tạo thì mới thúc đẩy đc KHCN, KHKT, từ đây thúc đẩy khả năng của con người!
trc đây, con người muốn có 1 cái rổ, họ phải bỏ ra nhiều công sức, từ lúc trồng cây tre, đến khi làm xong 1 cái rổ! còn bây giờ, chỉ với 1 ít tư liệu sx, và công nghệ, bạn chỉ cần tưởng tượng ra 1 cái rổ, máy in 3d sẽ làm cho bạn!
đây là giá trị mà TBCN đem lại!
Nếu ko có TBCN, TG này sẽ ko có những điều này!
Hiện nay, có vài qg đã tiến lên đc chế độ CSCN? Nhưng đó chỉ là 1 XH nhỏ trong TG này – chứ ko phải là cả TG – XH đó đã tích lũy đủ và phân phối lại theo tôn chỉ của CSCN! Nhưng chính bản thân cái XH đó lại đang bóc lột những XH khác!
Liên xô sụp đổ vì bỏ qua quá trình tích lũy – bỏ qua TBCN! Đây là hiện thực!
để sửa chữa sai lầm đó, TG xuất hiện các hình thái phụ trợ: kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quá trình quá độ lên XHCN – nhưng, mục đích của nó vẫn vậy – TÍCH LŨY tài sản – dù dưới cái tên nào cũng vậy!
XHCN – chứ ko phải là CSCN!
ở trong hình thái XHCN này, con người phân phối theo nguyên tắc: làm theo năng lực – hưởng theo lao động!
vì của cải làm ra chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu!
– nhưng hình thái XH này vẫn luôn giữ vững nguyên tắc 1 NN vì giai cấp công nông, vì quyền con người!
đây là vài ý kiến cá nhân về các hình thái kinh tế xã hội, mong mn đọc và chém gió nhiệt tình!
Oldest comments (9)
má ơi, sao nó nhảy lung ta lung tung hết vậy :(
Đồ con gà!
Thật ra tất cả cái ông mention trong không phải là gì mới mẻ ... nếu không nói là cũ rích. Liên Xô sụp đổ là một cái tát vào mặt cho nhiều người vẫn ảo tưởng rằng "VN đi lên XHCN không thông qua TBCN". Bỏ qua giai đoạn tích lũy là duy ý chí, trái với quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, vốn được xem là một vấn đề cơ bản của phép biện chứng duy vật triết học Mác [ đoạn này tôi bốc phét ]
Vân đề "1 nhà nước vì giai cấp công nông, vì quyền con người" - thực tế nó như thế nào ? vai trò của công đoàn ở các khu công nghiệp, điều kiện ăn ở, sinh hoạt của giai cấp công nhân hiện tại ? [ đoạn này tôi bốc phét tiếp, tôi hỏi thế thôi chứ các ông không cần phải trả lời ]. Vấn đề nhà ở xã hội, nhà cho người có thu nhập thấp ? [ lại tiếp tục bốc phét, thật là lê thanh thản ]
Tôi vẫn rất khâm phục các nước bắc Âu. Chục năm trước tôi làm việc với người Norway, chưa được sang xứ họ nhưng các bạn ấy kể thì tôi hiểu đó là hình thái của CNXH. Nhưng lúc đó tôi bị nhập nhằng khái niệm DCS cầm quyền = CNXH. Sau này hiểu ra chả liên quan gì nhau. Mà các nước bắc Âu họ giàu tài nguyên vãi nồi.
CNCS không tưởng - thực ra là hoang tưởng.
Credit cho các ông mang về lùa gà. Tôi xin ý kiến của một giảng viên bộ môn Triết học chứ ko phải tự ý google hay hỏi con chatGPT
ơ, e đang nói đến cái LÝ TƯỞNG cơ mà a! chứ e có bảo là thực tế nó đang diễn ra vậy đâu?
thực tế nó ở chỗ này nè: "TG xuất hiện các hình thái phụ trợ: kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, quá trình quá độ lên XHCN – nhưng, mục đích của nó vẫn vậy – TÍCH LŨY tài sản – dù dưới cái tên nào cũng vậy!"
đây là hiện thực ở VN - và dù a có gọi nó là gì đi nữa, tên có đẹp thế nào đi nữa, thì bản chất của nó vẫn là tích lũy tư bản.
thế nên, XH hiện thực nó mới dẫn tới cái mà anh nói: toàn bè lũ ăn tàn phá hại!
"Mà các nước bắc Âu họ giàu tài nguyên vãi nồi" - đây là cái chính yếu, cơ sở để các qg này có vẻ như là CSCN - có vẻ thôi, chứ nó chưa phải
tài nguyên của họ nhiều đến nỗi sài ko hết - tiền đề của XH không tưởng - nhưng cái mà họ đạt đc ko chỉ là tài nguyên của đất nước mà còn là giá trị gia tăng của tài nguyên đó nữa!
lý tưởng của CSCN ko có giá trị gia tăng, và ko có giá trị thặng dư - nên họ vẫn chưa phải là 1 chế đọ CSCN
Tôi vẫn mong một ngày nào đó có thể đủ rảnh rỗi và tài chính ổn định để đi giúp đỡ những người khó khăn hơn. Nhưng tôi phải giải thích cho thằng con tôi rằng nếu cả XH này, đất nước này đi làm từ thiện, giúp đỡ người khác thì đó không phải là XHCN.
đó ko phải là từ thiện, mà là sự phát triển của XH loài người đã lên đến 1 mức cao mới, ở đó, con người làm việc ko phải vì để lấy thu nhập, mà làm việc vì đam mê - hoàn toàn cống hiến tất cả sức lđ của bản thân cho công việc, cho XH mà ko đòi hỏi gì cả!
a cứ tưởng tượng ở 1 XH mà ai cũng chỉ có ước muốn: cho tôi làm việc!
và mục tiêu của họ là: làm ra đc sp có giá trị cao hơn giá trị của sp trc đây mình từng làm!
đó là là lúc XH đạt đến lý tưởng: làm theo năng lực!
Mác là ai? Mác là một lão già loser nghèo bỏ mẹ ra suốt ngày ngồi chém gió lười lao động. Nói chung thất bại.
Tin lời thằng thất bại thì ăn cám.
ai bảo anh tin ổng làm gì để phải đi ăn cám :))