Hội trà đá 8

Anh Ngô
Anh Ngô

Posted on

Còn về tương lai của mỗi người, khi bắt đầu tái sinh đầu thai làm 1 kiếp người. Thì cuộc đời đó đã có sẵn rồi?

Hôm nay đọc comment của Nhoc (làm sao để tag bạn ấy vào bài viết này nhỉ?) tại bài viết này:

https://hoitrada.com/anhngo/tai-sao-khi-qua-kiep-khac-chung-ta-lai-mat-di-ki-uc-cu-8nn

bạn ấy có viết:

... Còn về tương lai của mỗi người, khi bắt đầu tái sinh đầu thai làm 1 kiếp người. Thì cuộc đời đó đã có sẵn rồi. Nghĩa là 1 kiếp người đã được tạo ra sẵn, và chúng ta chỉ lặp lại như 1 cuốn băng.

Vì quan điểm hơi dài nên mình có note lại trả lời bằng bài viết này

Theo mình khái niệm kiếp người đã được tạo sẵn là không hoàn toàn chính xác!
Một người gặp các việc phát sinh đều là quả của các nhân, nhưng từ khi sinh ra, bản thân họ cũng lại tiếp tục tạo ra các nhân (có thể là nhân tốt, nhân xấu), và vô vàn những nhân khác từ thế giới... từ thời điểm họ sinh ra và đi tiếp, lại tổ hợp của (1) nhân từ trước đó + (2) nhân do chính họ tạo ra + (3) nhân do người khác tạo ra -> tạo ra các quả. Về căn bản, từ lúc họ sinh ra thì (2) và (3) thường căn bản không so được với (1), nên thường không thay đổi quả mấy. Ví như là mình đi tè, hoặc ném muối xuống biển ... về cơ bản không (thực ra là Có) làm cho nước biển mặn hơn, nhưng thực sự là có thay đổi.
Thế nên, mới có khái niệm Đức năng thắng tướng số.
Thế nên, trong 1 kiếp người, nhờ Đại cơ duyên, mình có thể tạo ra nhân cực tốt, hoặc gặp được đại nhân vật có nhân cực tốt (như việc trong kiếp sống mà mình gặp được Đức Phật tại thế) thì cái (2), (3) nó không còn nhỏ nữa, mà nó thực sự tao ra 1 quả thay đổi hoàn toàn so với thứ chúng ta nghĩ rằng đã định ra từ lúc mới sinh.
Nhưng việc tu tập là đời đời kiếp kiếp, đừng mộng tưởng một lần ăn ngay (mình đã có 1 bài về các kiếp của Đức Phật trước khi thành Phật

Bạn có thể đọc bài tại đây: https://hoitrada.com/anhngo/hai-kiep-sau-cung-truoc-khi-duc-phat-thi-hien-dan-sanh-thanh-dao-l87

để thấy rằng con đường tu tập là đời đời kiếp kiếp, tích lũy hạnh nguyện từng ngày một, từng kiếp một, để đến một ngày thành đạo. Mình viết bài này để chia sẻ quan điểm là việc tu tập không thể vội vã, ngày một ngày hai, để khi bước trên con đường này, có thể nhanh, có thể chậm, nhưng không được vội vã và đừng nản lòng. Thế nên Đại cơ duyên để thành đạo (3) dù sao vẫn là "tha lực", cứ tạm gọi thế đi, là vật ngoại thân, việc làm cái (2), nỗ lực tu tập vẫn là chính đạo phải làm.

Top comments (1)

Collapse
 
nhoc profile image
Nhoc

Mình đâu có bảo là con người không cải được số mệnh đâu.