Hội trà đá 8

Anh Ngô
Anh Ngô

Posted on

Tại sao khi qua kiếp khác chúng ta lại mất đi kí ức cũ...

Hôm nay đọc trên một hội "Tâm linh" có câu hỏi này, cũng như còn rất nhiều câu hỏi thắc mắc:
luân hồi là thế nào?
giữa các kiếp của vạn vật, chúng sinh là cái gì?
con người mất đi sẽ về đâu?
tại sao lại nói là chúng ta có vô vàn kiếp?
...
mình cũng xin chia sẻ một cái "suy tư" về chuyện này theo nhận định cá nhân thô thiển như sau:

thứ nhất, là giả định rằng chúng ta chấp thuận thuyết nhân quả, tức là, một quả là kết quả của tổ hợp vô vàn nhân, tại một điểm hữu duyên nào đó. Ví dụ: một con vật hình thành, là hữu duyên của vô vàn nhân trước đó, khi duyên tan, thì con vật đó không còn (chết, tan biến)

thứ hai, câu hỏi cần trả lời là "vô vàn nhân, quả chuyển đổi như thế nào" giữa các kiếp?
Lại giả định là thực sự tồn tại một cái tên là chủng tử, hoặc một cái đại diện cho "tàng thức" của chúng sinh, đó là nơi lưu trữ toàn bộ nhân quả trong hằng hà sa số kiếp của chúng sinh. Trong một điều kiện gọi là duyên hợp, từ các nhân quả vô vàn chủng tử lưu trữ, tạo ra một chúng sinh, có thể tùy duyên, tạo ra một người, một con vật, một con vi trùng, bông hoa sen, ... Khi duyên tan, thì cái chúng sinh đó tan biến, nhưng nhân quả trong "Kiếp" này sẽ tiếp tục lưu trữ vào chủng tử để tái sinh tiếp trong vô vàn kiếp sau khi có điều kiện duyên hợp.
Một chút ngoài lề, nói về chủng tử theo nghĩa ở trên, thì bạn nào học IT là dễ hiểu nhất, nó tương đối giống một chuỗi blockchain về mặt dữ liệu, ghi nhận liên tục các nhân/quả vào chuỗi.
Vậy với riêng con người, thì khi duyên tan, con người tan biến, thì nhân/quả trong "kiếp người" sẽ tiếp tục lưu vào chủng tử để tiếp tục đợi tái sinh khi có điều kiện duyên hợp. Chủng tử đó nằm trong "tàng thức" của con người, nên dữ liệu là có (nhân/quả quá khứ) nhưng mà chúng ta không thể đọc được. Trong một số trường hợp như trong Đạo Phật, có chứng về mức độ thiền đến mức độ nào đó, có thể nhìn thấy "tàng thức", tức là có thể nhìn thấy về quá hiện vị lại của một người, một chúng sinh.

câu hỏi thứ 3, là: Nhìn về quá khứ là dễ hiểu, vì đó là data đã ghi lại trong chủng tử, thế sao lại nhìn được về tương lai? nếu vẫn công nhận lý thuyết nhân quả, thì sẽ thấy, trong các chuỗi data về nhân/quả đã có, khi "chứng một mức độ nào đấy", thì giống như AI, có thể dự đoán được tương lai với các dữ liệu có sẵn (nếu đủ lớn, mà dữ liệu nhân/quả trong vô vàn kiếp thì là đủ lớn rồi).

vậy, câu kết luận cho câu hỏi ở đây, không phải là chúng ta đã mất đi kí ức, mà chỉ đơn giản là con người không thể nhìn thấy ký ức (nhân/quả các đời) trong "tàng thức" mà thôi.

P/s: nếu công nhận theo hướng này, thì sẽ đến một bước để có thể hiểu (sơ lược) về khái niệm "niết bàn" của Đạo Phật là gì, có lẽ sẽ viết trong một bài viết khác.

Top comments (6)

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

đọc "lưới trời ai dệt" cũng lý giải về luân hồi dựa trên nhân quả y như bài này. Và xem phim Cloud Atlas (Vân Đồ) thì thấy càng có nhiều người nhận ra và đồng ý cách lý giải này. Rất logic và có lý! Đáng tiếc số đông vẫn hiểu luân hồi, nhân quả theo cách rất Tây Du Ký 😃

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

hóng bác viết tiếp bài về niết bàn Where Are You Waiting GIF by This GIF Is Haunted

Collapse
 
anhngo profile image
Anh Ngô

trải qua 81 kiếp nạn là Niết Bàn ha ha

Collapse
 
nhoc profile image
Nhoc

Do bị cái thân xác này kiềm hãm nên chúng ta mới không nhớ được. Khi thoát khỏi cái thân xác thì "linh hồn" mới có thể truy cập được cái "Tàng thức" này của bất kì ai.

Còn về tương lai của mỗi người, khi bắt đầu tái sinh đầu thai làm 1 kiếp người. Thì cuộc đời đó đã có sẵn rồi. Nghĩa là 1 kiếp người đã được tạo ra sẵn, và chúng ta chỉ lặp lại như 1 cuốn băng.

Collapse
 
dothanhlam profile image
Do Aslan Thanh Lam

chuyển kiếp có yếu tố thời gian không ? Giờ nói kiếp sau là vua Minh Mạng chắc nhiều người không hình dung được.
Về mặt sinh học, DNA được di truyền cho con cái cũng chính là kiếp sau của chúng ta

Collapse
 
anhngo profile image
Anh Ngô

DNA hay trí tuệ, tri thức mình truyền cho con cái đều như nhau thôi... theo quan điểm của em thì con cái không phải kiếp sau của chúng ta. Mỗi một chúng sinh có vòng luân hồi của riêng mình. Mọi người có thể hay suy nghĩ về cha mẹ, vợ, con ... mang nghĩa "tích cực", nhưng nếu đứng ở góc độ khách quan mà nhìn, thì các "hữu duyên" ấy khi xuất hiện nó hoàn toàn chỉ là các quả, có thể là tích cực/ hoặc giả có thể là tiêu cực, giống như ngôn ngữ thế tục nói là: một đứa con sinh ra có thể là để nó báo ân, báo oán, trả nợ, đòi nợ... vậy.
Mà chính cái từ "chúng ta", "ta" em nghĩ nó đã là một cái không thật. "Ta" hoàn toàn chỉ là một cái quả của vô vàn nhân trong một điều kiện xảy ra hữu duyên thôi ạ.