Hội trà đá 8

Anh Ngô
Anh Ngô

Posted on

Hai kiếp sau cùng trước khi đức Phật thị hiện đản sanh thành đạo

Tóm lược
Một chút thông tin về các vị Phật, trước đức Phật Sàkyamuni (Phật Thích Ca Mâu Ni) có 24 vị Phật: Dìpanka (Nhiên Đăng), Kondanna, ... Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm và Ca Diếp.

Kiếp hiện tại (kiếp ta đang ở) là kiếp đặt tên Hiền, kiếp quá khứ tên Trang Nghiêm, các kiếp vị lai mang tên Tinh Tú. Tại cõi Ta Bà này có 6 vị Phật ra đời trước đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, thuộc kiếp Trang Nghiêm có các vị Phật Tỳ Bà Thi, Thi Khí, Tỳ Xá Phù, thuộc kiếp Hiền có các vị Phật Câu Lưu Tôn, Câu Na Hàm, Ca Diếp rồi đến Thích-Ca Mâu Ni.

Bồ tát Sumedha (Thiện Huệ)
Tại kiếp Trang Nghiêm (kiếp hiện tại tên Hiền, kiếp quá khứ tên Trang Nghiêm, kiếp vị lai tên Tinh Tú) có đức Phật tại thế là Phật Dìpankara (Nhiên Đăng), có Thái tử tên là Phổ Quang, con vua Đăng Chiếu, xin vua cha vào núi Himalaya tìm thầy học đạo, lấy hiệu là Thiện Huệ, dù học theo nhiều đạo sư, cầu đạo cao thượng nhưng lòng chưa thỏa mãn. Sau đó Thiện Huệ theo phật Nhiên Đăng học đạo, về sau thọ bồ tát giới và tỳ kheo giới. Nhận thấy Bồ tát Thiện Huệ sẽ thực hành đầy đủ 10 thánh hạnh, nên đức Phật thọ ký (tiên đoán) cho ông sẽ thành Phật hiệu là Sakyamuni (Thích-Ca Mâu-Ni) trong đời Hiền kiếp.

Bồ tát Vessantara (Hộ Minh)
Đến lúc phật Ca Diếp ra đời, nhằm Hiền kiếp thứ 9, bồ tát Thiện Huệ tái sinh làm thái tử Hộ Minh, chuyên thực hành hạnh bố thí từ lúc ấu thơ; khi lớn lên làm vua, rồi xuất gia theo Phật Ca Diếp và trở thành bồ tát Hộ Minh.
Nhờ công hạnh đầy đủ nên khi lâm chung bồ tát Hộ Minh được sanh về cõi trời Đâu Suất là Bồ tát bổ xứ, lãnh đạo chư Thiên cõi này và diễn thuyết pháp mầu cho Thiên chúng nghe. Ngài ở Đâu Suất bốn ngàn năm, dùng pháp tướng (Định Tướng, Huệ tướng, Xả tướng) để giáo hóa chúng sinh. Một hôm ngài nhìn xuống thế gian thấy chúng sinh phần nhiều đua nhau làm ác, chìm đắm trong tà kiến, không biết tin nhân quả tội phước, sống đau khổ về thể xác và tinh thần, chết bị đọa 3 đường ác (địa ngục, ngạ quỷ, xúc sanh). Ngày phát tâm từ bi, nguyện giáng thế để giáo hóa chúng sinh, mang đến ánh sáng chân lý để cứu chúng sinh khỏi sanh già bệnh chết, chứng đạo quả niết bàn, an tịnh.
Ngài liền quan sát năm việc dưới đây:
1- Quan sát thời kỳ, ngài thấy tuổi thọ con người lúc bấy giờ khoảng 100 năm, rất thuận lợi; vì thọ mạng quá dài con người không ý thức được thế nào là chết, thọ mạng quá ngắn thì không đủ thời gian tu tập.
2- Quan sát lục địa, ngài chọn Diêm phù đề, bán đảo Ấn Độ, vì lúc bấy giờ ngôn ngữ và tư tưởng triết học nơi đây được phát triển hơn hết.
3- Quan sát quốc độ, ngài chọn vùng Trung Ấn, thung lũng sông Hằng; vì nơi đây có nhiều nhà hiền triết và minh quân xuất hiện
4- Quan sát chủng tộc, ngài chọn dòng dõi Sàkya với vua Suddhodana (Tịnh Phạn) là người có tâm đạo nhất.
5- Quan sát người có đủ đức tính làm mẹ vị Phật tương lai, ngài chọn hoàng hậu Maha Maya (Ma Da, Đại Hòa); biết rằng bà chỉ sống thêm 10 tháng 7 ngày nữa.
Khi thấy cơ duyên đến, Bồ tát Hộ Minh bèn phó chúc ngôi vị lãnh đạo chư Thiên lại cho Ngài Di Lặc làm Bồ tát bổ xứ, rồi từ cung trời Đâu Suất giáng trần, thị hiện nhập thai tại thành Kapilavatthu, xứ Sakya, làm con trai của vua Tịnh Phạn, và hoàng hậu Ma Da, Đại Hòa.

Trích từ cuốn: Sự tích và triết lí ĐỨC PHẬT THÍCH CA(Trần Hữu Danh - Cư sĩ Minh Thiện)

Top comments (1)

Collapse
 
thaithutu profile image
Thái Thứ Tư

sự tích - vậy là thể loại hư cấu