Hội trà đá 8

Cover image for Thất nghiệp
Peaceful Corner
Peaceful Corner

Posted on

Thất nghiệp

Hôm trước, tôi đang đứng trao đổi với nhân sự về lịch công tác tháng 8 thì Kiểm soát chất lượng bảo tôi: "Em đang cân nhắc cho bạn C. nghỉ chị ạ (Tôi là người giới thiệu C. vào công ty). Cách làm việc của bạn ấy rất chán: thường xuyên đi muộn, lúc nào cũng có vẻ mệt mỏi. Trong khi những người khác làm việc nhiệt huyết bao nhiêu thì bạn ấy làm việc hời hợt bấy nhiêu. Mà còn thường thái độ với khách nữa chị ạ". Tôi bảo người đồng nghiệp là cứ theo quy chuẩn công ty mà xử lý. Mặc dù khá thân thiết với C., nhưng tôi không bao giờ bao biện cho sự thiếu chuyên nghiệp trong công việc. Đã đôi lần C. tâm sự với tôi: "Chỗ này trả lương hơi thấp chị ạ. Trong khi với bằng cấp và lợi thế của em, em nên nhận được mức cao hơn. Nhưng được cái đi làm cũng thoải mái, không áp lực lắm. Em đi muộn mà không thấy ai bảo gì. Môi trường cũng tốt". C. có nhiều điểm thuận lợi so với thị trường lao động nói chung: ngoại hình cao ráo, điển trai, giọng nói dễ nghe, bằng cấp đẹp, quốc tịch xịn. Tuy nhiên tôi đã hơn một lần nhắc nhở C. là nên thay đổi cách làm việc, cần nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn sau khi bị 2 công ty trước cho nghỉ việc vì lý do tương tự, nhưng có vẻ bạn ấy không muốn thừa nhận những điểm yếu của mình. Bạn ấy chỉ có động thái thay đổi khi nhận được mail cảnh cáo và cho nghỉ việc, và tích cực thời gian đầu khi sang một môi trường mới. Sau đó lại đâu vào đấy.

Ví dụ trên chỉ là một trong số rất nhiều lý do cho tình trạng thất nghiệp hiện nay. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng thị trường đang khó khăn và cạnh tranh khốc liệt. Nhưng câu hỏi đặt ra là: vì sao có những người vẫn đang có công việc rất tốt? Có thể nhiều người vẫn đang tìm kiếm công việc phù hợp với giá trị bản thân mình. Hoặc cũng có thể họ chưa biết công việc nào khiến họ đam mê và mong muốn cống hiến. Cũng có những người họ có thất nghiệp đến hàng năm thì tiền tiết kiệm của họ, hoặc người nhà họ vẫn nuôi được họ; nên công việc mà áp lực, mệt mỏi hoặc khiến họ không vui thì họ bỏ ngay. Nhưng có nhiều người thật sự đang không có việc làm, mong muốn tìm một công việc ổn định để trang trải gánh nặng cơm, áo, gạo tiền thì tôi muốn chia sẻ một số cách tôi đang áp dụng để duy trì và phát triển công việc của mình.

a. Luôn yêu và trân trọng công việc
Tôi rất yêu công việc mà tôi đang làm. Dù có những ngày làm xuyên từ sáng sớm đến tối muộn, tôi vẫn đủ năng lượng để hoàn thành các nhiệm vụ. Tôi thấy mình trưởng thành hơn, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn sau mỗi một ngày làm việc. Trên những cung đường về nhà, tôi luôn suy nghĩ ngày hôm nay tôi đã làm được những gì và làm sai những gì, tôi có thể làm gì để cải thiện hiệu quả lao động. Khi tìm ra câu trả lời, tôi cảm thấy háo hức đợi đến ngày làm việc tiếp theo để áp dụng. Tôi luôn trân trọng công việc đó như thể ngày mai mình sẽ bị mất việc bất cứ lúc nào.

b. Hãy làm hơn một công việc
Rõ ràng làm hơn một công việc sẽ cho ta hơn một thu nhập. Tuy nhiên, còn nhiều lợi ích khác mà có thể ta chưa nhận ra như khi ta mệt mỏi và chán ngấy môi trường làm việc hoặc khách hàng ở công việc A, ta lại tìm được niềm an ủi bởi đồng nghiệp dễ thương ở công việc B. Hoặc khi công việc B có biến động, ta lại có công việc A làm chỗ dựa.

c. Không ngừng học hỏi và tiến bộ
Luôn quan sát, lắng nghe, đọc tài liệu chuyên ngành để tiến lên mỗi ngày. Đồng thời, có thể tham gia các hội, nhóm hoặc chơi với những người cùng chuyên môn để học hỏi, nắm bắt thêm thông tin về thị trường và trao đổi cơ hội nghề nghiệp. Nếu có thể, hãy tìm hiểu thêm những xu hướng kiếm tiền trong những năm gần đây. Mọi kiến thức đều sẽ có lúc phát huy tác dụng. “Giỏi thì không sợ thiếu việc” – đó là chân lý. Hãy cố gắng giỏi nhất có thể, đừng hài lòng với mình ở hiện tại.

d. Biết nhẫn nhịn
Dù công việc có nhiều khó khăn, dù sếp có chửi vuốt mặt không kịp, dù lương thấp – mà nếu thấy mình xứng đáng được quyền lợi tốt hơn, hãy thử đàm phán trước - dù đủ thứ khiến ta bức xúc, nhưng hãy luôn nghĩ đến lý do tại sao ta lại cần công việc và nhẫn nhịn chờ thời cơ thích hợp, chờ cơ hội tốt hơn. Trong khi chờ đợi, vẫn hoàn thành công việc tốt nhất có thể (cố tìm ra những mặt tốt của công việc để đỡ ghét đi làm hơn một chút) và duy trì tốt các mối quan hệ. Biết đâu sếp chỗ ta sắp xin lại quen biết với sếp chỗ này; hoặc biết đâu đồng nghiệp chỗ này sau này lại là khách hàng, là bạn bè (có thể chỉ mâu thuẫn khi xung đột lợi ích ở công việc hiện tại) hoặc đồng nghiệp ở chỗ mới. Cũng có thể họ lại chính là những người sẽ giới thiệu cho ta những công việc hay ho và phù hợp hơn. Trái đất rất tròn và thời thế thì không ngừng biến đổi. Chừa cho mình một đường lui sẽ không bao giờ thiệt.

e. Luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất
Tôi là người trước khi làm gì cũng sẽ cân nhắc tất cả những rủi ro có thể xảy ra trong phạm vi dự đoán của mình. Nhiều người bảo tôi tiêu cực, nhưng thật ra thói quen đó giúp tôi luôn chuẩn bị tâm lý đối diện với những tình huống xấu nhất, và chuẩn bị cho mình kế hoạch dự phòng khi những viễn cảnh tươi đẹp không xảy ra. Ví dụ nếu một ngày nào đó tôi không còn phù hợp với công việc hiện tại nữa, tôi sẽ đi “buôn chứng”, hehe =))

Sơ sơ như vậy (vội nên cũng hơi lười viết). Chúc cho anh chị em luôn có công việc như ý muốn.

Top comments (10)

Collapse
 
quaiquy profile image
Quick

Trường hợp này như câu nói "thái độ hơn trình độ" này.

Collapse
 
dothanhlam profile image
Do Aslan Thanh Lam

chục năm trước làm ở 1 cty outsourcing to đùng, có người bạn cùng khoá - anh D - sẽ giống như chị C trong bài này :)) . Anh này được đánh giá là chậm, lười và thụ động - kiểu người 925. Thậm chí những gì anh đăng lên Fb cũng khá ... vô tri, chả kiếm nổi hơn 10 likes. Một số còn đem anh ra chế giễu như 1 loser chính hiệu. Rồi thời gian trôi qua, chả còn ai nhớ đến anh. Mình cũng chuyển công ty và ko còn gặp lại anh nữa.
Và bỗng một ngày mình nghe anh giờ thành ngôi sao ở cty cũ, là người cứu dự án, gánh team. Rồi anh xuất hịện trên Fb như một chuyên gia, tuy không nói đạo lý nhưng nhìn những gì anh post, comment thì đúng là anh có khả năng thật.
Sếp của anh nói với mình kiểu người như anh là cây tre, phải mất nhiều năm rồi chợt 1 ngày nảy nở vọt lên.
Có ai thắc mắc anh đã làm ntn không ? :v

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Thế giới luôn biến động và con người cũng sẽ thay đổi. Người ta sẽ dần hoàn thiện khi nhận ra những điểm yếu của mình. Anh D. cũng có thể như vậy. Nhưng em khá tò mò anh đó đã thay đổi cuộc đời mình như thế nào.

Collapse
 
nhoc profile image
Nhoc

Tui thắc mắc nè. Hi vọng được học hỏi.

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

Có thắc mắc ạ

Collapse
 
dothanhlam profile image
Do Aslan Thanh Lam

Tiếp câu chuyện về anh D, bỗng có ngày anh đọc dc 1 mẩu của "Tony buổi sáng". Anh chợt nghĩ bản thân mình đâu hẳn kém cỏi như vậy, dù sao anh cũng có mấy lò bánh mỳ, và lái xe hơi đi làm cơ mà ???
Từ đó anh tập trung học lại các kiến thức mình đã quên ... rồi vợ con gạt sang một bên, lò bánh mỳ đỏ lửa anh để lại cho vợ anh quản. Anh tìm lại niềm đan mê trong từng dòng code. Nhờ có sự tập trung cao độ mà anh bắt đầu giải quyết dc các issue lớn của project, và dc sự tán dương từ mọi người. Và đây chính là cái động lực lớn nhất giúp anh thay đổi - sự thừa nhận của mọi người về năng lực của anh

Tony giúp anh có cảm hứng, nhưng sự công nhận, tán thưởng của đồng nghiệp, cấp trên khiến cho anh trở nên thấy mình quan trọng với tổ chức và là động lực cho anh không ngừng phấn đấu. Vậy trường hợp của anh D thì ta tự hỏi rằng, vai trò của công ty, của các lãnh đạo ở đâu mà khiến cho nhân viên họ trở nên uể oải, mất động lực ?

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Ồ, nó là một khía cạnh khác á bác. Em làm cùng anh C. từ công ty trước (bộ phận khác). Trong các cuộc họp thì em thấy sếp luôn bảo vệ và động viên anh C. (Đại khái kiểu: "Listen C. You can do it.", "You can do better than that".), mỗi khi C. có tiến bộ là sếp lại "See, you can do it. I'm proud of you". Nhưng hôm trước vừa động viên thì hôm sau lại đi làm muộn, vì tắc đường, vì hỏng xe, vì con ốm, vì anh ốm, vì quên, vân vân. Khách hàng không đợi được đến ngày anh C. nảy nở vọt lên như anh D. nên phàn nàn, đòi tiền bồi thường, chuyển sang đơn vị cung cấp dịch vụ khác. Và trong trường hợp của anh D. thì cũng là tự anh nhận ra anh cần thay đổi. Đứng ở vai trò của doanh nghiệp, nhân viên gây tổn thất cho công ty, không có tinh thần cầu tiến, mà thị trường lại đang đầy rẫy nhân sự thì việc nhanh nhất họ có thể làm là thay thế nhân sự không được việc.

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

Đã share lên facebook :))

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner

Chắc friend list của bác không có anh C., chị nhân sự và Kiểm soát chất lượng đâu nhỉ? =))

Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

=))) bóng gió cho mấy thành phần đọc