Hội trà đá 8

Cover image for Chuyện bạn bè và tự do
Polka-dot man
Polka-dot man

Posted on

Chuyện bạn bè và tự do

Hôm vừa rồi ngồi trà đá với một chú em mình chơi thân lâu lâu trong một nhóm bạn.

Trước khi vào câu chuyện để tôi kể một chút về kiểu nhóm bạn này nhé. Nhóm bạn chúng tôi chơi nó hay có kiểu từ đồng nghiệp, bạn bè chơi chung trong các nhóm sở thích rồi giới thiệu cả bạn bè thậm chí người yêu của nhau vào nhóm chơi chung. Tuy không thường xuyên nhưng cũng được gọi là hay cà phê, trà đá, tụ tập ăn nhậu, du lịch, ăn uống. Nhưng thú vị ở chỗ bản thân người bạn
Image description được giới thiệu tuy vào sau nhưng lại chơi sâu hơn cả người bạn kia, và cho đến khi giữa 2 người vì lý do gì đó nghỉ chơi với nhau thì bạn được giới thiệu kia vẫn tiếp tục chơi với nhóm, bạn còn lại có xu hướng rời bỏ.

Và trường hợp này lại tiếp tục một lần nữa (cũng phải 3 vụ như thế rồi), và đều đi đến một câu chuyện 2 người bạn đó có ý ép những người trong nhóm "chọn phe" - hoặc tao hoặc nó. Mấy đứa trẻ trẻ thì sẽ thường lao vào cuộc chiến người tốt kẻ xấu, bàn tán nói xấu sau lưng, phân phe chọn bè… đủ kiểu xung đột có thể tưởng tượng ra. Nhưng không phải ai cũng thế.

Lại một kiểu chuyện tầm phào phải nghe, nhưng nó làm mình nhận ra một góc độ tâm lý quen thuộc mà chúng ta hay đối mặt hàng ngày - "Tâm lý chọn phe", nó đến từ 2 hướng: hướng hình thành từ những người trực tiếp xung đột tạo ra gây áp lực lên những người còn lại, và hướng tự hình thành từ bản thân những người ở giữa. Xung đột với nhau dẫn đến chiến tranh và tìm cách huỷ hoại nhau là chuyện thường, nhưng những người còn lại thì sao? Hãy bàn về trường hợp những người ở giữa.

Ok, nếu vì những động lực liên quan đến quyền lợi thì rất dễ hiểu. Nhưng nếu không có ràng buộc gì về quyền lợi thì liệu có thể xảy ra chuyện này không? Có chứ, ngoài quyền lợi thì còn những giá trị khác về quan điểm sống, giá trị sống, thế giới quan, phong cách sống,… càng đồng điệu càng xích vào gần nhau.

Với những người ở giữa, cách họ thể hiện cũng ở nhiều cấp độ. Liệt kê dưới đây chỉ mang tính chọn ra những trường hợp nổi trội đáng chú ý chứ không vét cạn:

  • Vẫn giữ mối quan hệ với cả 2 phe ở mức xã giao nhưng hơi có thiên lệch bên này bên kia. Sẽ giao tiếp cầm chừng bên này và khôn khéo không tham gia sâu các hoạt động để không làm mất lòng bên kia.
  • Vẵn giữ mối quan hệ với cả 2 phe nhưng vận dụng một số cách để tuyên bố rõ sẽ trung thành với 1 bên. Và nhiều trường hợp sẽ là cầu nối thông tin cung cấp cho bên kia những trường hợp quan trọng.
  • VÌ một sợi dây quyền lợi, cơ hội tương lai, cung cấp giá trị sống (kiểu vì ông kia là người nổi tiếng - chỉ việc khoe tôi quen ông ý với lũ bạn khác là oai vãi rồi) -> họ chọn phe.
  • Trung dung ở giữa, nhưng trong các cuộc tranh luận chia sẻ về xã hội về quan điểm sống, bên nào chia sẻ sòng phẳng với bạn thì bên đó dễ bị lợi dụng tình hình để phe kia vào hùa với bạn để đi tới chiến thắng. Đương nhiên bạn sẽ rơi vào tâm lý chọn phe nặng sau cuộc thanh luận. Với những môi trường nhóm chia sẻ kiến thức, quan điểm, xã luận… giá trị học thuật, công tâm bị huỷ hoại nghiêm trọng.
  • … ôi còn nhiều lắm , các ông bổ sung nhé.

3 câu hỏi đặt ra cho các ông:

  1. Các ông có từng lâm vào tình cảnh người đứng giữa bị lao vào cuộc chọn phe không?
  2. Tại sao phải chọn phe? Tại sao phải cầm chừng? Chơi tới bến với tất cả bạn bè được không?
  3. Các ông đã thực sự tự do chưa? Hay vẫn chịu sự tri phối từ trò chơi của các "thế lực" tri phối đầu óc các ông?

Bài này viết nhanh, chưa thực sự rõ ràng về ý tứ và vấn đề… dùng tâm nhãn mà đọc nhé :)) câu chữ với lại logic là hỏng bét đấy.

Thân ái.

Latest comments (6)

Collapse
 
missyou profile image
Missyou

Thật tiếc là từ lúc đi làm tới giờ mình lại có quá ít hội nhóm để phải chia bè kéo phái :))

Collapse
 
braveheart profile image
Peaceful Corner • Edited

Em lại nhớ ngày xưa em làm lớp trưởng, lớp đông nên chia năm xẻ bảy. Nhóm nào em cũng join, và thân với hai nhóm đối nghịch luôn. Vận động đi họp lớp thì chúng nó tuyên bố có nhóm kia thì sẽ không có chúng nó. Đứng giữa khổ vãi ra. Nhưng bạn bè mà, em cũng không tính toán chọn phe hay nghiêng về bên nào, bên nào cũng chơi hết mình cả. Rồi chúng nó nể mình, kêu đi họp chúng nó vẫn đi họp đầy đủ =)) Mà lúc khó khăn cả 2 bên đều giúp mình (ai cũng có thế mạnh trong lĩnh vực riêng của họ, hôm nay A mạnh, nhưng đôi năm nữa có thể B lại phất), sao phải chọn phe?

(À, trước khi đối nghịch thì chúng nó vẫn chơi với nhau)

Collapse
 
dothanhlam profile image
Do Aslan Thanh Lam

Lỗi chính tả - chi phối / tri phối
Cãi nhau ít thôi, beer bọt là chính. Tôi thì ko chọn phê, nhưng nếu nhóm cứ cãi nhau phe phái thì tôi rời nhóm

Collapse
 
damdidadidam_hello profile image
Đầm Đì Đá Đi Đâm
  1. Có -> Chọn phe mạnh hơn
  2. a. Để có nhiều lợi ích hơn. b. Mình tự phải đặt ra ranh giới. Chỉ có người thân mới tới bến, bạn bè luôn phải nằm trong giới hạn. 3. a. Chưa b. Đang học để khôn hơn.
Collapse
 
polkadotman profile image
Polka-dot man

Thế có lựa chọn nào dựa trên lương tri hoặc đơn giản là ý thích không vậy? Lợi ích suy cho cùng cũng là một kiểu thôi, nhưng không phải lúc nào lợi ích cũng rõ rệt để phân định

Collapse
 
damdidadidam_hello profile image
Đầm Đì Đá Đi Đâm

Lợi ích 100%, nhưng tính cả lợi ích tinh thần vs lâu dài nữa chứ